Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu xây dựng và mua nhà ở của người dân tăng rất cao. Các kiến trúc thường được lựa chọn gồm căn hộ Duplex, căn hộ Penthouse, biệt thự đơn lập,… và đặc biệt được ưa chuộng nhiều là biệt thự song lập. Vậy biệt thự song lập là gì? Loại hình này có ưu và nhược điểm như thế nào? Pháp lý song lập bạn cần biết.
Biệt thự song lập là gì?
Biệt thự song lập theo định nghĩa chuyên ngành là những căn biệt thự có ba mặt sân vườn cùng một mặt tường chung với biệt thự bên cạnh. Tuy chúng nằm trên cùng một miếng đất, có thiết kế bên ngoài như nhau nhưng có lối đi riêng và không gian sinh hoạt bên trong khác nhau. Nếu nhìn từ ngoài vào, bạn sẽ khó phân biệt đó là hai căn nhà vì thiết kế giống như một thể thống nhất.
Nếu định nghĩa trên khiến bạn vẫn khó hình dung được biệt thự song lập là gì, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: Biệt thự song lập là hai căn nhà nằm liền kề nhau với hai cổng, hai cửa nhưng không tách rời nhau. Hai khối kiến trúc này có thiết kế giống nhau và mang vẻ đối xứng. Tổng thể biệt thự được xây dựng theo hình dạng khối đất và diện tích thường không quá lớn.
Mặc dù không gian xung quanh nhà không rộng, tuy nhiên người sử dụng vẫn có đầy đủ những mặt thông thoáng để đón nắng và gió. Trước nhà sẽ có phần đất nhỏ đủ để làm một khu vườn trồng cây hoặc trang trí tiểu cảnh. Nơi sinh hoạt trong nhà được thiết kế khéo léo đầy đủ tiện nghi cần thiết, mang lại cảm giác ấm cúng và thoải mái.
Đây là một mẫu biệt thự khá mới mẻ và mang tính sáng tạo cao. Cách quy hoạch và xây dựng khối kiến trúc này được ưu tiên sự hợp lý, tối ưu và đồng nhất. Kiểu thiết kế và trang trí được cụ thể như sau:
Mặt ngoài của biệt thự song lập mang tính thống nhất và đối xứng. Hai căn nhà ốp cạnh vào nhau có thể đối xứng với nhau qua cạnh trái hoặc phải, tạo thành một tổng thể đồ sộ. Màu sắc thường có sự hài hòa kể cả chi tiết nhỏ nhất. Các mặt thoáng xung quanh được tạo ra đủ cho việc đi lại, trồng cây, vui chơi đơn giản.
Về cấu trúc bên trong, không giống như mặt ngoài, gia chủ được lựa chọn phong cách theo ý muốn của mình. Vì không gian sinh hoạt được phân chia cụ thể nên phần này không yêu cầu sự đồng nhất. Mỗi gia đình sẽ có cách bài trí khác nhau dựa trên sở thích và cảm nhận, mang đậm tính riêng.
Ưu điểm của biệt thự song lập
Để đảm bảo tính chắc chắn khi lựa chọn kiểu thiết kế này, bạn cần biết được ưu điểm của biệt thự song lập là gì. Không phải ngẫu nhiên mà loại biệt thự này được nhiều người lựa chọn. Nó mang trên mình các ưu điểm lớn về diện tích, không gian, phong cách và chi phí.
Tối ưu diện tích
Biệt thự song lập được xây dựng với tiêu chí tận dụng tối đa phần đất có sẵn. Thay vì để khoảng trống giữa hai bức tường, việc ốp cạnh nhau giúp tối ưu diện tích hiệu quả, tăng thêm không gian sống ở bên trong. Bạn không cần lo lắng về việc tận dụng diện tích làm giảm phần thiết kế bên ngoài, các kiến trúc sư luôn có phương án gợi ý khiến ngôi nhà của bạn đẹp nhất.
Thiết kế ấn tượng
Biệt thự song lập thường được thiết kế tỉ mỉ, ưu tiên thể hiện vẻ đẹp sáng tạo và sự hoành tráng của ngoại thất. Thiết kế đối xứng mang lại vẻ đẹp cân đối, hút mắt cho người nhìn. Đây cũng là một cách tạo cân bằng cho cấu trúc nhà ở.
Ba mặt thông thoáng được kiến thiết có không gian xung quanh vừa đủ. Cách này nhằm tránh cảm giác bí bách, choáng ngợp khi các căn nhà nằm cạnh nhau. Bạn có thể trồng cho mình một khu vườn nhỏ với các loại cây hoa, dây leo,… nhiều màu sắc để tăng tính tươi mát và gần gũi cho không gian xung quanh.
Tiết kiệm chi phí
Đây là ưu điểm mà nhiều người dựa vào để lựa chọn biệt thự song lập. Mặc dù có thiết kế sang trọng, hiện đại nhưng diện tích của khối kiến trúc này không lớn, hai căn nhà được ốp vào nhau nên gia chủ không cần đầu tư nhiều. Với việc chọn tự xây dựng hay mua thì nếu đặt lên bàn cân, giá cả cho loại biệt thự này thấp hơn biệt thự đơn lập khá nhiều.
Nhược điểm của biệt thự song lập là gì?
Mặc dù biệt thự song lập có nhiều ưu điểm nhưng không phải nó không có nhược điểm. Vậy để biết nhược điểm của biệt thự song lập là gì, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Khi sử dụng biệt thự song lập, mỗi gia đình thường sống trong một khuôn viên khép kín, mặc dù có đủ các tiện ích cần thiết nhưng bị hạn chế về mặt diện tích. Khoảng cách từ biệt thự đến tường rào thường không đủ rộng để trồng nhiều cây, tiểu cảnh, hay xây dựng một sân vườn lớn. Sở thích của gia chủ bị giới hạn trong một phần đất nhỏ hẹp.
Kiểu kiến trúc này không thể thay đổi thiết kế, do đó sẽ thiếu đi tính cá thể mà nhiều người mong muốn. Tổng thể biệt thự sẽ không thể hiện được phong cách riêng của gia chủ, điều đó chỉ được thực hiện với không gian sinh hoạt riêng.
Với những gia đình muốn có chỗ ở rộng rãi, biệt thự song lập không phải là lựa chọn phù hợp. Mặc dù đã được tối ưu nhưng căn nhà chỉ có diện tích vừa phải, không quá lớn, hơn nữa, cửa sổ cũng sẽ bị hạn chế ở một mặt. Cấu trúc bên trong nhà thường là các phòng nhỏ, do đó cũng cần lựa chọn kĩ trong khâu tìm mua và bài trí nội thất.
Pháp lý cần biết về biệt thự song lập là gì?
Sau khi đã biết được định nghĩa cũng như ưu và nhược điểm của biệt thự song lập, bạn nên nắm rõ pháp lý cần biết về biệt thự song lập là gì. Điều này giúp bạn chắc chắn và cẩn trọng hơn trong quá trình xây dựng hoặc tìm kiếm một ngôi nhà cho mình.
Giấy phép xây dựng
Hãy đảm bảo tiến hành quá trình thực hiện một căn biệt thự song lập khi đã có giấy phép xây dựng hợp pháp. Bạn có thể được cấp phép dễ dàng qua các cơ quan nhà nước ở huyện và xã. Sau khi đã được cấp phép, bạn hoàn toàn được tự do xây dựng trên phần đất của mình.
Chọn đúng chủ đầu tư
Nếu bạn có ý định mua cho mình khối kiến trúc này, hãy chắc chắn về chủ đầu tư, trung gian mua bán mà mình hợp tác. Vấn đề lừa đảo trong giao dịch bất động sản diễn ra hàng ngày, bạn có thể gặp nhiều vấn đề như chênh lệch giá, bất động sản “ảo”,… Hãy đảm bảo mình biết rõ các quy định pháp luật tối thiểu như Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản.
Trước khi mua nhà, bạn hãy tìm hiểu thông tin về mảnh đất, dự án của chủ đầu tư, đặc biệt khi biệt thự song lập chưa hình thành. Hơn nữa, người mua cũng cần kiểm tra xem dự án hình thành trong tương lai đã đủ điều kiện mở bán hay chưa. Dự án đáp ứng đầy đủ những điều kiện bắt buộc theo quy định thì việc kinh doanh bất động sản đang xây dựng mới được xem là hợp pháp.
Xem xét nhà mẫu/hợp đồng mẫu
Bạn nên yêu cầu được xem xét nhà mẫu để biết rõ căn biệt thự song lập tương lai. Thông thường, phiên bản nhà mẫu được đưa vào hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà, nhưng rất ít chủ đầu tư thực hiện việc này. Bạn hãy yêu cầu họ làm để bạn có cơ sở vững chắc trong tay, tránh bất lợi sau này.
Hãy chắc chắn là mình đọc kỹ hợp đồng mua bán nhà – văn bản có tính pháp lý về nghĩa vụ và quyền lợi của cả hai bên. Các chủ đầu tư thường sẽ soạn sẵn và yêu cầu người mua ký vào bản hợp đồng đó. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng việc này thực hiện các mánh khóe lừa đảo. Khi có vấn đề xảy ra, hợp đồng có thể sẽ bị vô hiệu hoặc có điều khoản bất lợi cho bạn, bạn sẽ bị thiệt hại.
Chú ý các điều khoản thanh toán
Theo quy định, người mua thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, các lần sau tùy tiến độ thi công nhưng không quá 70%. Bạn không nên vì tin tưởng hoặc nghe lời chủ đầu tư mà thanh toán hết một lần hoặc vượt các mức này. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho bạn.
Hãy đảm bảo hợp đồng có điều khoản bàn giao nhà đúng hạn. Như vậy, nếu chủ đầu tư chậm bàn giao nhà cho bạn, bạn có quyền yêu cầu bồi thường. Hiện nay có khá nhiều người bỏ qua vấn đề này nên bị thiệt hại lớn nếu dự án bị treo, chậm tiến độ. Và hơn hết, nếu bạn không chắc chắn, hãy nhờ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, luật pháp tư vấn.
Có nên mua biệt thự song lập không?
Sau khi nắm rõ biệt thự song lập là gì, một câu hỏi được khá nhiều người đặt ra đó là có nên mua khối kiến trúc này không. Như đã phân tích, nếu xét về ưu điểm và đặc biệt là vấn đề chi phí, bạn nên mua loại nhà này. Nếu gia đình bạn có nhiều người, hoặc nhiều thế hệ chung sống, việc lựa chọn biệt thự song lập là tối ưu và phù hợp nhất. Vừa tiết kiệm vừa tiện lợi.
Biệt thự song lập mang tính hữu dụng cao
Nếu bạn muốn mua nhưng lo lắng về phần rủi ro, thì bạn có thể suy nghĩ kỹ. Mặc dù rủi ro trong giao dịch bất động sản khá cao, nhưng bạn hoàn toàn có thể quản lý được, trừ những lý do bất khả kháng. Bạn cũng có thể dựa vào luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.