Địa Ốc Thời Báo
  • Tin tức
    • Tin dự án
    • Thị trường địa ốc
    • Kinh doanh
    • Chính sách – Quy hoạch
    • Quốc tế
    • Hoạt động doanh nghiệp
    • Tài chính – Chứng khoán
    • Sự kiện
    • Xây dựng – Hạ Tầng
  • Dự án
    • Biệt thự
    • Căn hộ chung cư
    • Cao ốc văn phòng
    • Đất chia lô – Đất nền
    • Khu căn hộ cao cấp
    • Khu công nghiệp
    • Khu cư dân – Đô thị mới
    • Khu du lịch nghỉ dưỡng
    • Khu phức hợp – Thương mại
  • Xu hướng
    • Không gian sống
    • Nội thất
    • Ngoại thất
    • Khám phá – Trải nghiệm
    • Nhà đẹp
    • Nhà của SAO
    • Phong thuỷ
  • Nhà đất
    • Bán nhà đất
    • Cho thuê
  • Kiến thức
    • Kiến thức bất động sản
    • Báo cáo phân tích
    • Cộng đồng môi giới
  • Bản tin đầu tư
No Result
View All Result
Địa Ốc Thời Báo
  • Tin tức
    • Tin dự án
    • Thị trường địa ốc
    • Kinh doanh
    • Chính sách – Quy hoạch
    • Quốc tế
    • Hoạt động doanh nghiệp
    • Tài chính – Chứng khoán
    • Sự kiện
    • Xây dựng – Hạ Tầng
  • Dự án
    • Biệt thự
    • Căn hộ chung cư
    • Cao ốc văn phòng
    • Đất chia lô – Đất nền
    • Khu căn hộ cao cấp
    • Khu công nghiệp
    • Khu cư dân – Đô thị mới
    • Khu du lịch nghỉ dưỡng
    • Khu phức hợp – Thương mại
  • Xu hướng
    • Không gian sống
    • Nội thất
    • Ngoại thất
    • Khám phá – Trải nghiệm
    • Nhà đẹp
    • Nhà của SAO
    • Phong thuỷ
  • Nhà đất
    • Bán nhà đất
    • Cho thuê
  • Kiến thức
    • Kiến thức bất động sản
    • Báo cáo phân tích
    • Cộng đồng môi giới
  • Bản tin đầu tư
No Result
View All Result
Địa Ốc Thời Báo
No Result
View All Result
Trang Chủ Tin tức Thị trường địa ốc

Siết tín dụng bất động sản: Không nên đánh đồng!

Trong Thị trường địa ốc
Share on FacebookShare on Twitter

Đầu tháng 4/2022, Ngân hàng Nhà nước có công văn yêu cầu các NH triển khai thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán, trái phiếu  doanh nghiệp….Ngay sau đó, một số NH đã thông báo hạn chế giải ngân đối với lĩnh vực BĐS.

Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, siết chặt tín dụng BĐS sẽ làm giảm nhà đầu cơ, từ đó làm cho thị trường tốt lên. Khi đó, một số DN yếu kém về tài chính sẽ bị đào thải, chỉ còn lại những nhà đầu tư có vốn, có năng lực, muốn gắn bó lâu dài với thị trường. Điều này sẽ từng bước làm minh bạch, chuyên nghiệp hóa thị trường BĐS.

Một số chuyên gia đánh giá, đây là động thái tích cực, sẽ làm giảm tình trạng vay tiền để đầu cơ, khiến sức mua yếu đi, việc đầu cơ vì thế sẽ giảm theo. Với các doanh nghiệp BĐS có năng lực, có nhu cầu đầu tư lâu dài thì họ không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính từ việc vay ngân hàng.

Tuy vậy, nhiều quan điểm cũng cho rằng, không nên đánh đồng các rủi ro, rồi hạn chế ở hầu hết các phân khúc BĐS.

Chia sẻ trên báo chí mới đây, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Tài chính cho rằng, BĐS không phải cái gì cũng xấu, cái gì cũng rủi ro. Phân khúc BĐS nhà ở, BĐS khu công nghiệp vẫn đang phát triển tốt và tổ chức tín dụng vẫn cho vay. Năm ngoái, tăng trưởng tín dụng vào BĐS là 12%, trong đó 2/3 cho vay liên quan đến nhà ở, còn 1/3 cho vay để đầu tư BĐS. Các doanh nghiệp BĐS, các dự án tốt, có phương án kinh doanh khả quan, khả năng trả nợ gốc và lãi rõ ràng, minh bạch thì cần được các ngân hàng xem xét cấp tín dụng kịp thời. Còn nếu bị cắt tín dụng đột ngột, các chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn.

Siết tín dụng bất động sản: Không nên đánh đồng! - Ảnh 1.

Hầu hết các chuyên gia đồng tình quan điểm, chỉ nên hạn chế dòng vốn vào phân khúc đầu cơ, còn các phân khúc khác cần có sự tính toán thấu đáo, không nên đánh đồng rủi ro. “thay vì kiểm soát dòng tiền vào BĐS, cần có sự nghiên cứu thấu đáo để dòng tiền vẫn vào phân khúc có thể bán cho người nước ngoài, thu nguồn ngoại tệ tại chỗ như một dạng của xuất khẩu”, một chuyên gia bày tỏ quan điểm.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA), việc siết tín dụng BĐS ảnh hưởng đến cả người thực sự có nhu cầu mua nhà, khi họ khó vay tiền ngân hàng và giá nhà có thể bị đẩy lên cao. Theo ông Châu, lành mạnh hóa lĩnh vực tín dụng BĐS là chủ trương hợp lý, nhưng nếu thực hiện một cách cực đoan có thể sẽ khiến thị trường đình trệ, dẫn tới không ít rủi ro. “Siết như thế nào, siết ai cần phải tính toán kỹ, nếu không cẩn trọng sẽ có những hệ lụy khó kiểm soát” – ông Châu nói.

Thực tế, trong 2 – 3 năm vừa qua, nếu doanh nghiệp các lĩnh vực khác được vay lãi suất từ 7 – 9%/năm thì BĐS phải trả lãi từ 11 – 13%/năm. Đó là chưa kể điều kiện để được vay vốn luôn chặt chẽ hơn rất nhiều so với phương án kinh doanh bình thường. Với việc liên tục yêu cầu hạn chế từ NHNN thì một số nhà băng cũng tiếp tục giảm hạn mức cho vay. Chẳng hạn một số dự án trước đây được cho vay khoảng 70% thì nay chỉ được duyệt khoảng 50% nhưng hồ sơ vẫn đang nằm chờ xem xét và chưa biết khi nào được thông qua.

Chưa kể, hoạt động phát hành trái phiếu của DN cũng đang bị siết lại khiến nhiều DN gặp khó trong việc huy động vốn. Không được vay mới thì dự án không có, không thể tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Tín dụng bị cắt đột ngột, nhiều dự án dở dang cũng không thể hoàn thành và bản thân DN lại không có nguồn thu, NH lại đối diện với nguy cơ nợ xấu…

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Lê Thành cho rằng, việc siết tín dụng vào lĩnh vực rủi ro là cần thiết nhưng không nên làm đại trà hay đánh đồng tất cả. Nếu siết hết thì không những giết chết cả ngành BĐS mà làm ảnh hưởng tiêu cực chung cho nhiều ngành khác và cả nền kinh tế nói chung.

Chia sẻ trên báo chí, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, nhìn nhận các chính sách ngăn luồng tín dụng đối với dự án đầu tư BĐS khi thị trường có dấu hiệu sốt đất, thổi giá là động thái cần thiết. Tuy nhiên, chính sách không nên thực thi theo kiểu cào bằng, võ đoán mà cần phân loại dự án để có hướng quản lý phù hợp mà không gây tác động xấu tới thị trường.

Cụ thể, tình trạng thiếu nguồn cung đã được phát hiện và cảnh báo liên tục từ năm 2020 đến nay. Hàng loạt dự án không thể nhúc nhích vì vướng cơ chế, chính sách, không ai dám phê duyệt. Nay nếu DN bị cắt tín dụng thì các dự án dù có được phê duyệt cũng sẽ không thể triển khai. Tình trạng thiếu nguồn cung sẽ càng trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vào BĐS đang tăng mạnh, không chỉ tiêu dùng mà cả kinh doanh, giao dịch.

Do đó, giải pháp để cân bằng thị trường lúc này là phải điều tra, đánh giá để phân loại các dự án. Những dự án có thể tạo nguồn cung, có tính thanh khoản cao thì cần tiếp tục đảm bảo cấp tín dụng. Những dự án không có khả năng thanh khoản, đặc biệt là những dự án hình thành trong tương lai, không có khả năng tạo nguồn cung thì phải siết, chờ thị trường ổn định rồi xem xét tiếp.

https://cafef.vn/siet-tin-dung-bat-dong-san-khong-nen-danh-dong-20220508223307178.chn

Tags: Bất động sản

TIN LIÊN QUAN

Khi các đại gia địa ốc “đứng ngồi không yên”, loạt dự án bất động sản du lịch tâm linh của đại gia Xuân Trường “đình đám” đầu năm

Khi các đại gia địa ốc “đứng ngồi không yên”, loạt dự án bất động sản du lịch tâm linh của đại gia Xuân Trường “đình đám” đầu năm

Hà Nội sắp kiểm tra hàng loạt khu đô thị về thiếu bãi gửi xe, trường học

Hà Nội sắp kiểm tra hàng loạt khu đô thị về thiếu bãi gửi xe, trường học

Hơn 62.000 tỷ đồng bất động sản dở dang đang xây dựng của Vinhomes nằm ở những dự án nào?

Linh hoạt hoán đổi quỹ đất 20%

Nhiều ông lớn dẫn đầu danh sách tồn kho BĐS

Chiết khấu hơn nửa tỷ đồng, chủ nhà vẫn lời gấp đôi khi bán tài sản

Năm 2023, bất động sản cho thuê được dự báo ‘lên ngôi’

Không sốt, BĐS sẽ giảm về mức giá nào?

Tiền nhà đầu tư đổ vào bất động sản châu Á giảm mạnh

Tham lợi nhuận khủng, nhà đầu tư địa ốc lao đao vì nợ nần

Xem thêm
Địa Ốc Thời Báo

© 2020 Địa ốc thời báoOtaku Anime Manga Xem Anime Agency quảng cáo game news network Game News Tin xe hay

Chuyên trang tổng hợp thông tin nóng về thị trường bất động sản, địa ốc, nhà đất... trong cả nước. Bảng giá nhà đất, báo cáo thị trường nhà đất.
Từ chối trách nhiệm:Trang web này có thể có thông tin do bên thứ ba mang đến cho quý vị hoặc thông qua các liên kết đến các trang web Internet khác. Thông báo về thông tin hoặc các liên kết của loại này được cung cấp trên toàn bộ trang web. Chúng tôi không kiểm soát cũng như không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với thông tin do bên thứ ba cung cấp hoặc nội dung của các trang web Internet khác mà chúng tôi cung cấp liên kết.

  • Dự án
  • Bán nhà đất
  • Quốc tế
  • Thị trường địa ốc
  • Tin dự án

Quảng cáo: [email protected]

No Result
View All Result
  • Tin dự án
  • Thị trường địa ốc
  • Quốc tế
  • Dự án
  • Kinh doanh
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Xây dựng – Hạ Tầng
  • Biệt thự
  • Căn hộ chung cư
  • Cao ốc văn phòng
  • Đất chia lô – Đất nền
  • Khu căn hộ cao cấp
  • Khu công nghiệp
  • Khu cư dân – Đô thị mới
  • Khu du lịch nghỉ dưỡng
  • Khu phức hợp – Thương mại
  • Kiến thức
  • Báo cáo phân tích
  • Kiến thức bất động sản
  • Nhà đất
  • Bán nhà đất
  • Cho thuê
  • Cộng đồng môi giới
  • Tin tức
  • Chính sách – Quy hoạch
  • Hoạt động doanh nghiệp
  • Sự kiện
  • Xu hướng
  • Khám phá – Trải nghiệm
  • Không gian sống
  • Ngoại thất
  • Nhà của SAO
  • Nhà đẹp
  • Nội thất
  • Phong thuỷ

© 2020 Địa ốc thời báoOtaku Anime Manga Xem Anime Agency quảng cáo game news network Game News Tin xe hay