Các tập đoàn lớn về công nghệ, công nghiệp đầu tư về Hòa Lạc
Theo quy hoạch đến 2030 tầm nhìn 2050, Hòa Lạc là một trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô, quy mô 17.000ha lớn nhất Hà Nội. Khoảng 2 năm trở lại đây, khu vực này đang thay đổi từng ngày, nhất là khi có nhiều “ông lớn” công nghệ đang rót vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà máy tại Khu công nghệ cao.
Mặt khác, đã có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao đổ “tiền tạ tiền tấn” vào thị trường Hòa Lạc trước đó từ vài năm trước, ngay cả khi chưa có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/10.000 vào năm 2020 của thủ tướng chính phủ.
Điều này cho thấy các ông lớn công nghệ đã nhìn trước được những tiềm năng phát triển thấy rõ của vùng đất này. Có thể lấy rất nhiều ví dụ như FPT đã xây “thủ phủ” giáo dục công nghệ tại đây từ cả chục năm về trước. Viettel cuối năm 2019 cũng rục rịch cho dự án tổ hợp công nghiệp công nghệ cao tại đây.
Trong khi đó, ông lớn Vingroup mới đây đã tuyên bố xóa bỏ việc sản xuất dòng tivi, điện thoại nhằm sẵn sàng “tất tay” cho cuộc chiến công nghệ thông minh mà khởi đầu là sản xuất ô tô điện Vinfast tại “thung lũng công nghệ” Hòa Lạc.
Chưa kể hàng loạt các ông lớn công nghệ nước ngoài như Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của tập đoàn Nissan Techno Nhật Bản, tập đoàn Nidec của Nhật Bản hay nhà máy sản xuất động cơ máy bay của tập đoàn Hanwha Hàn Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm thử DT&C của Hàn Quốc… cũng có mặt tại khu vực này.
Trong thời gian tới, Hoà Lạc sẽ đón nhận một “làn sóng” dân cư trí thức có học vấn và thu nhập cao. Từ đó, nhu cầu mua nhà, thuê nhà hoặc mua đất xây nhà sẽ ngày càng gia tăng theo cấp số nhân. Điều này có nghĩa thị trường BĐS của Hoà Lạc sẽ là một trong những thị trường sôi động bậc nhất trong thời điểm này.
Sự vào cuộc của nhiều “ông lớn” bất động sản
Trước sự phát triển nhanh chóng của siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc cùng khu công nghệ cao, nhiều “ông lớn” BĐS như Vingroup, Geleximco, Vinaconex, HUD… đã nắm bắt thời cơ.
Đầu tiên phải kể đến “ông lớn” BĐS tại Việt Nam – Vingroup đã chính thức đề xuất xây dựng 2 khu đô thị với tổng diện tích gần 500ha tại địa bàn Thạch Thất, khu đô thị số 1 nằm giáp Đại lộ Thăng Long và khu CNC Hoà Lạc, khu đô thị số 2 cách đại lộ Thăng Long 500m. Có thể nói, đây chính là lý do chủ chốt khiến cho thị trường BĐS tại Hoà Lạc trở nên sôi động như hiện nay.
Ngoài ra, có thể kể đến một số dự án có quy mô lớn như khu đô thị Global Consultant thuộc xã Yên Bình, do Global Consultant Network – Hàn Quốc lập quy hoạch; dự án biệt thự sinh thái và nghỉ dưỡng Xanh Villas thuộc huyện Thạch Thất, có tổng diện tích khoảng 50ha với hơn 400 căn biệt thự do chủ đầu tư Xuân Cầu thi công xây dựng…
Không chỉ 1 mà rất nhiều “ông lớn” trong ngành Bất động sản đang đồng loạt đổ vốn đầu tư xây dựng các khu đô thị tại Hoà Lạc. Có thể thấy rằng, định hướng phát triển khu đô thị tại Hoà Lạc là mục tiêu mà nhiều nhà đầu tư hướng tới để đón đầu làn sóng dịch chuyển dân cư lớn từ Hà Nội tới các khu đô thị vệ tinh trong 1-2 năm tiếp theo, Hoà Lạc sẽ đón nhận thêm nhiều tiện ích hàng đầu như các khu trung tâm thương mại, tổ hợp giải trí lớn hàng đầu tại Việt Nam.
“Thời điểm vàng” đầu tư
Hiện nay, giá đất hiện tại ở các xã như Phú Cát, Bình Yên, Cổ Đông, Tân Xã, Hạ Bằng… hoặc đất nền các khu dân cư, khu tái định cư đã tăng khoảng 30-50% so với cách đây 2 năm, vào khoảng 17-20tr/m2. Mức giá này hứa hẹn dư địa tăng giá cao và đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, với tốc độ đầu tư đang gia tăng mạnh mẽ ở khu công nghệ cao, thì chỉ khoảng 2-3 năm nữa khu vực này sẽ lấp đầy các nhà máy. Đô thị vệ tinh Hòa Lạc trở thành đô thị sinh thái lớn, đáng sống với dân trí cao. Là nơi tập trung các nhà nghiên cứu, giáo sư, chuyên gia nước ngoài,… hứa hẹn trở thành khu vực phát triển khoa học công nghệ bậc nhất Việt Nam
Đây cũng chính là “thời điểm vàng” để đầu tư khi giá đất của Hòa Lạc đang còn khá rẻ so với các thị trường lân cận và sở hữu tiềm năng tăng giá phi mã trong tương lai gần.