Những năm gần đây, Yên Bái rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đầu tư du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm lịch sử – văn hóa … Yên Bái đã thu hút được một số nhà đầu tư. Đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, homestay khá hấp dẫn.
Nhờ vậy, lượng khách đến với Yên Bái ngày một tăng, doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch tăng trưởng mạnh, trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 nhưng Yên Bái vẫn thu hút trên 760.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, doanh thu đạt gần 500 tỷ đồng.
Với tiềm năng du lịch lớn, thời gian qua, Yên Bái đã thu hút được 16 dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng vốn đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm phát triển du lịch đến nghiên cứu đầu tư như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Alphanam, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn TH True Milk …
Hay mới đây là Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển nhà VNP với Khu đô thị du lịch Cánh đồng vàng nằm ngay trung tâm thị xã Nghĩa Lộ. Dự án này sở hữu quảng trường Bông Lúa rộng 1,4ha – nơi diễn ra chương trình tôn vinh nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 24/9.
Ở Yên Bái, Nghĩa Lộ được ví như “trái tim” kết nối du lịch. Nghĩa Lộ là tâm điểm kết nối các địa danh du lịch nổi tiếng như Trạm Tấu – sở hữu nguồn khoáng nóng tự nhiên lớn nhất Việt Nam; Đỉnh Tà Xùa quanh năm mây phủ, Suối Giàng – với những gốc chè Shan tuyết hàng trăm năm tuổi; Đèo Khau Phạ – Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc với Lễ hội dù lượn quốc tế – Bay mùa vàng; Và đặc biệt là Mù Cang Chải – top 50 điểm đến đẹp nhất năm 2020 với danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Nghĩa Lộ còn nằm trong lòng cánh đồng Mường Lò – vựa lúa lớn nhất nhì Tây Bắc, nơi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên làm say đắm lòng người. Đây cũng là cái nôi của dân tộc Thái đen, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hóa đặc sắc như 6 điệu múa cổ được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Có thể nói, Nghĩa Lộ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc, tạo thành chuỗi du lịch miền núi lớn nhất vùng. Trong liên kết phát triển, Nghĩa Lộ đã hình thành các chuỗi kết nối Yên Bái với các tỉnh Tây Bắc, hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách, đóng góp ngân sách hàng trăm tỷ đồng. địa phương.
Theo đánh giá của nhà đầu tư, Nghĩa Lộ không chỉ sở hữu những giá trị bản sắc văn hóa độc đáo sánh ngang với Sa Pa, mà còn có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên không kém Hòa Bình. Tuy nhiên, giá trị bất động sản tại TP. Nghĩa Lộ vẫn còn khá thấp so với Sa Pa hay Hòa Bình. Chính vì vậy, bất động sản nơi đây đang thu hút những nhà đầu tư có tiềm lực và tầm nhìn chiến lược. Đặc biệt, mô hình bất động sản khu đô thị thương mại – du lịch đang được coi là xu hướng mà các nhà đầu tư hướng tới.
Có thể nói, sự phát triển của Yên Bái hiện nay có nhiều nét tương đồng với Sa Pa ngày xưa. Cách đây 8 năm, ít ai dám nghĩ giá đất ở Sa Pa có thể tăng gấp hơn 20 lần như bây giờ. Cơ hội ở Sa Pa có lẽ sẽ không lặp lại lần thứ hai bởi hạ tầng và du lịch phát triển ổn định, chưa có yếu tố đột phá. Hay đối với Hòa Bình, cách đây khoảng 3 năm, không ai nghĩ giá đất ở đây có thể tăng gấp mấy lần như bây giờ. Hiện tại, giá bất động sản tại Hòa Bình được đánh giá là khá cao.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, BĐS các tỉnh miền núi phía Bắc đang có sức hút đặc biệt khi du lịch phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, phân khúc đất nền tại khu vực này đang được đẩy mạnh quy hoạch phát triển, phân khúc này sẽ tiếp tục nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trong thời gian tới.