Mong muốn sống quần tụ của giới tinh hoa thế giới
Trong cuốn sách “Giới tinh hoa quyền lực” (The Power Elite) của C. Wright Mills nhà xã hội học người Mỹ, giới tinh hoa (tiếng Pháp: élite) còn có những tên gọi khác như tầng lớp tinh hoa, giới tinh anh hoặc thành phần ưu tú. Họ là những người có quyền thế, nắm giữ khối tài sản lớn, nắm giữ đặc quyền đặc lợi, có quyền lực chính trị hoặc trình độ chuyên môn cao trong xã hội.
Mills chia giới tinh hoa thành 6 nhóm, trong đó bao gồm: Metropolis 400 (thành viên đứng đầu các gia đình nổi tiếng trong lịch sử ở các thành phố chính của Mỹ); người nổi tiếng; chủ tịch và giám đốc điều hành các công ty quan trọng; giới điều hành giàu có; sĩ quan quân đội cấp cao và giới lãnh đạo chính trị. Cuốn sách của vị giáo sư ngành xã hội học mở ra bức tranh toàn diện, chi tiết về sự hình thành, phát triển và vai trò của tầng lớp này.
Một nghiên cứu mang tên “Ai cai trị thế giới? Chân dung các nhà lãnh đạo toàn cầu” cũng lần nữa khai phá khái niệm về tầng lớp tinh hoa hiện đại. Dựa trên việc khai thác thông tin về 38.085 nhà lãnh đạo tại 145 quốc gia, các học giả John Gerring, Erzen Oncel, Kevin Morrison và Daniel Pemstein thống nhất giới tinh hoa thường thông thạo khoảng hai ngôn ngữ, đã hoàn thành bậc đại học, gần một nửa theo hệ thống giáo dục ở phương Tây. Thu nhập của họ cao gấp 13 lần mức thu nhập trung bình đất nước.
Tầng lớp tinh túy này cũng có xu hướng sống gần nhau, hình thành nên những nhóm người có triết lý sống, cách thức hưởng thụ tương đồng, biến nơi họ cư trú thành những thành phố sôi động, sầm uất bậc nhất thế giới. Theo báo cáo Wealth-X Billionaire Census 2020, 15 thành phố hàng đầu là nơi sinh sống của 29% tỷ phú toàn cầu vào năm 2019. New York vẫn là thành phố thu hút giới tinh hoa nhất, với lượng tỷ phú lớn hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới.
Cộng đồng tinh hoa tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiểu biết về tầng lớp tinh hoa còn chưa thực sự đầy đủ. Nhiều người cho rằng giới trí thức tinh hoa là báu vật, như cách nói của nhà thơ, nhà giáo thời Hậu Lê Thân Nhân Trung: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Việc hình thành tầng lớp tinh hoa là tất yếu và sẽ dẫn dắt, củng cố các giá trị của đất nước.
Theo ông Phan Lê Khôi – Giám đốc Marketing, CTCP Bitexco, khái niệm “giới tinh hoa” đề cập tới không chỉ những người giàu có, sở hữu khối tài sản lớn, mà họ còn là những người tài giỏi xuất chúng trong lĩnh vực họ hoạt động, có đóng góp cho cộng đồng, cống hiến cho xã hội.
Trong các lĩnh vực nghệ thuật, họ là những nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, nhà văn, nhà báo… Họ cũng có thể là những nhà hoạt động xã hội tích cực, có nhiều cống hiến cho cộng đồng, hay những tướng lĩnh xuất chúng trong lĩnh vực quân sự.
“Chính những người tạo ra giá trị vượt bậc, có cống hiến lớn cho xã hội đã được coi là giới tinh hoa, dù nhiều người trong số đó không giàu có hay nổi tiếng. Họ có thể là những nghệ nhân nắm giữ, lưu truyền kỹ thuật chế tác gốm sứ, hay những nghệ nhân may áo dài, đưa thương hiệu Việt vươn khắp năm châu”, ông Khôi nói.
Giống cách giới tinh hoa thế giới chọn lựa môi trường sống, tầng lớp tinh túy Việt Nam cũng có xu hướng sống tập trung tại những thành phố lớn, sôi động nhất. Trong đó, thủ đô Hà Nội còn được gọi là “vùng đất bách nghệ” bởi hội tụ nhiều làng nghề truyền thống và những nghệ nhân tài hoa nhất cả nước. Nhiều làng nghề vẫn còn được các thế hệ nghệ nhân “giữ lửa” nghề từ đời này qua đời khác và còn duy trì cho đến ngày nay như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc hay thêu ren Quất Động…
Có điều kiện chắt lọc và thẩm thấu vẻ đẹp nhân cách và văn hóa từ khắp bốn phương, giới tinh hoa Hà thành còn được mô tả là những người có thói quen, gu tận hưởng cuộc sống rất riêng. Với việc chọn nhà, họ đòi hỏi những tiêu chí khắt khe như vị trí đắc địa, tiện ích nội ngoại khu bài bản, đồng thời phải hàm chứa dấu ấn của lịch sử hoặc di sản văn hóa.
Thấu hiểu những yêu cầu đó, những doanh nghiệp bất động sản ngày càng trau chuốt hơn trong việc kiến tạo các dự án bất động sản hạng sang. Như cách làm của Bitexco với dự án The Manor Central Park là một ví dụ. Ở đó, lối thiết kế những căn biệt thự, nhà phố thương mại vang vọng âm hưởng 36 phố phường, kết nối hài hòa với phong cách kiến trúc Âu châu. Theo đại diện đơn vị phân phối, lối quy hoạch hiện đại cùng những căn biệt thự hạng sang kiểu mẫu tại The Manor Central Park đang chứng tỏ sức hút với tầng lớp thượng lưu Việt hiện đại.
Nơi an cư của giới tinh hoa Hà thành
Ra mắt thị trường bất động sản Hà Nội cách đây 4 năm, The Manor Central Park được định vị là dự án cao cấp dành cho tầng lớp tinh hoa. Tại đây, hai khu phố Tây – Đông nằm ở hai phía của Công viên Trung tâm rộng lớn, cung cấp ra thị trường hàng trăm sản phẩm biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại… Cách quy hoạch mô hình một thành phố thu nhỏ, chia hai phần đối xứng nhau qua Công viên Trung tâm rộng lớn, gợi liên tưởng tới Manhattan (Mỹ) – nơi thu hút giới thượng lưu hàng đầu thế giới.
Trong đó, khu phố Đông đang mở bán nổi bật với quy hoạch phân khu chức năng thương mại sôi động (vibrant), với hệ tiện ích nội khu đa dạng và kiểu mẫu, phố đi bộ tấp nập hay văn hóa giao thương phố phường sầm uất.
Dự án có sự tham gia của tên tuổi lừng danh trên thế giới, trong đó có đội ngũ tư vấn kiến trúc và quy hoạch EE&K (Mỹ), Kume Sekkei (Nhật Bản). Kiến trúc sư Mỹ Carlos Zapata – người đồng hành với Bitexco kiến tạo hai công trình biểu tượng Bitexco Financial Tower (tại TP HCM) và JW Marriott Hanoi, cũng góp công lớn tạo nên dự án này.
Nói về “giới tinh hoa” khi nhắc tới các cư dân tương lai của The Manor Central Park, ông Phan Lê Khôi cho rằng, sự tinh hoa của cộng đồng tại đây không phải là yếu tố gây áp lực cho các chủ nhân, mà sẽ trở thành thương hiệu khiến họ tự hào khi sống trong đó.
“Tại đây, những người thành đạt trong xã hội, có cùng mức sống, quan điểm sống, gu thẩm mỹ, có nhiều cơ hội kết bạn cùng nhau, kết nối thành cộng đồng thịnh vượng, gắn bó tương hỗ. Họ sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác làm ăn, đầu tư cùng phát triển”, đại diện chủ đầu tư mô tả.