Thị trường chứng khoán vừa khép lại tuần giao dịch “tồi tệ nhất” kể từ đầu năm. Áp lực chốt lời mạnh trong 3 phiên khiến VN-Index bị thổi bay gần 8%, tương đương hơn 100 điểm. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của chỉ số kể từ tháng 10/2022. Vốn hóa HOSE theo đó cũng giảm gần 413.700 tỷ đồng (~17 tỷ USD) sau một tuần. Thị trường rung chuyển mạnh, hàng loạt cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm trên 20% chỉ trong 1 tuần.
Trên sàn HOSETop 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất có biên độ tăng khá hẹp, cao nhất là 24% và thấp nhất là 5%.
Hoàn toàn trái ngược với diễn biến thị trường chung, cổ phiếu QCG tăng 4 phiên liên tiếp và ghi nhận mức tăng 24% sau 1 tuần. Đi xa hơn, cổ phiếu QCG đã tăng giá gần gấp đôi (+94%) trong 1 tháng qua và cao hơn gấp 3 lần (+329%) so với mức giá một năm trước.
Việc cổ phiếu QCG tăng sốc vừa qua diễn ra trong bối cảnh công ty này mới đây bị tòa án yêu cầu trả lại hơn 2.800 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.
QCG cũng là cổ phiếu dẫn đầu trong top 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HoSE tuần này. Tiếp theo là TTE (tăng 21,3%), TNC (tăng 13,3%), QBS (tăng 12,8%) và cuối cùng là SCD (7,4%).
Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu trên HOSE cũng ghi nhận mức giảm trên 18%. Áp lực chốt lời xuất hiện ở nhiều cổ phiếu bất động sản với FIR (-23%), DXG (-21%), NHA (-20%), DIG (-18%), NVL (-18%).
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng có sự góp mặt của 2 cái tên là BSI và FRT với mức giảm trên dưới 20%. Trong khi một số khác cũng giảm mạnh như AGR, TVB, ORS, HCM, VIX, VDS với mức giảm 15-17%.
Trên HNX Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất cũng có mức tăng từ 12-32%. Tuy nhiên, các cổ phiếu tăng giá mạnh chủ yếu là các cổ phiếu vừa và nhỏ, có tính thanh khoản thấp như ATS, TKU, VCM, ALT, CAG,…
Ở chiều ngược lại, tuần qua nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm 19% – 26% trên HNX.
Trên UPCOM Biên độ giao dịch được mở rộng hơn khiến hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 15% lên 58% trong tuần qua.
Tỏa sáng nhất là HAV của CTCP Rượu Hapro. Nối dài chuỗi tăng trước đó, HAV tăng trần trong cả 5 phiên giao dịch trong tuần, đẩy giá cổ phiếu lên 6.300 đồng/cổ phiếu. Từ đầu tháng 4 đến nay, giá thị trường của cổ phiếu này đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, tính thanh khoản của mã này khá thấp, chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh.
Ngược lại, trong tuần qua, nhiều mã trên UPCOM cũng ghi nhận mức giảm 25% – 36%.
Link nguồn: https://cafef.vn/top-10-co-phieu-tang-giam-manh-nhat-tuan-xu-huong-giam-ap-dao-mot-ma-bds-nguoc-dong-toa-sang-188240420172521491.chn