Theo BCTC quý IV/2022, CTCP Địa ốc Sacom (Samland) – công ty con của Sam Holdings (mã SAM) ghi nhận chứng khoán kinh doanh có giá gốc gần 56,9 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022, giảm 6 tỷ đồng so với cách đây một năm.
Trong năm qua, Samland đã bán ra TCB, FPT, MWG và bán ra SSI. Ngược lại, công ty này mua thêm cổ phiếu HPG (32 tỷ đồng) và SJS (13,6 tỷ đồng). Đáng chú ý, hai khoản đầu tư này đều lỗ nặng vào cuối năm 2022 khiến Samland phải trích dự phòng giảm giá 21,6 tỷ đồng, tương đương mức lỗ tạm thời gần 38% toàn danh mục.

Danh mục chứng khoán kinh doanh của Samland tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022
Công ty mẹ của Samland là Sam Holdings cũng đang nắm giữ lượng lớn HPG (47,4 tỷ đồng) và SJS (62,9 tỷ đồng) vào cuối năm ngoái. Tính đến ngày 31/12/2022, khoản đầu tư vào chứng khoán kinh doanh của SAM Holdings đã thu hẹp xuống còn 208,5 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng 52,9 tỷ đồng, tương đương mức lỗ tạm thời 25,4%. loại.
Trở lại với Samland, doanh nghiệp này đem tiền đầu tư chứng khoán trong bối cảnh hoạt động chính là bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Quý cuối năm doanh thu thuần chỉ đạt 2,7 tỷ đồng, giảm 72,7% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng vọt 6,6 lần lên 24,9 tỷ đồng chủ yếu do lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (13 tỷ đồng) và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán (7,3 tỷ đồng). Kết quả, Samland lỗ ròng 20,5 tỷ đồng trong quý IV.
Cả năm 2022, doanh nghiệp địa ốc này ghi nhận doanh thu hơn 20 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính, Samland lỗ ròng 61,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 6 tỷ đồng. Kinh doanh thua lỗ, dòng tiền âm nặng khiến Số dư tiền và tương đương tiền của Samland tính đến 31/12/2022 chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng .
Đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Samland giảm 8,8% so với đầu năm, còn 1.156 tỷ đồng. Trong đó, tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 646,4 tỷ đồng, chiếm 56% tổng tài sản nằm tại 2 dự án căn hộ Samland Riverside (133,7 tỷ đồng) và Khu dân cư Nhơn Trạch (512,7 tỷ đồng). tỷ đồng).
Về nguồn vốn, nợ tài chính của Samland đã chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn nhưng lãi suất vẫn ở mức rất cao. Tại ngày 31/12/2022, vay nợ tài chính ngắn hạn tăng hơn 329 tỷ đồng do các khoản trái phiếu dài hạn sắp đến hạn bên cạnh các khoản vay ngân hàng và các công ty liên quan.

Tại thời điểm cuối năm 2022, Ngân hàng TMCP Việt Á (Chi nhánh TP.HCM) là chủ nợ lớn nhất của Samland với dư nợ 187,5 tỷ đồng. Mục đích vay là để bù đắp chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và bổ sung vốn đầu tư thực hiện dự án Nhơn Trạch.
Khoản vay có hạn mức 700 tỷ đồng được đảm bảo bằng “toàn bộ quyền tài sản được hưởng phát sinh từ việc đầu tư, thực hiện, kinh doanh, khai thác các lô LK-C18 đến LK-C32 của dự án Nhơn Trạch. Mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng khoản vay này có mức lãi suất rất cao, lên tới 14,37%/năm.
Link nguồn: https://cafef.vn/mot-doanh-nghiep-bat-dong-san-dau-tu-chung-khoan-lo-nang-voi-co-phieu-hpg-sjs-tien-mat-chi-con-von-ven-1-ty-dong-20230212113353331.chn