Anh Nguyễn Văn Tâm (nhà đầu tư bất động sản ở TP HCM) vừa chi 3 tỷ đồng mua một căn hộ nghỉ dưỡng tại Mũi Né (Bình Thuận), vừa đầu tư sinh lời, vừa làm căn nhà thứ hai. Anh Tâm đặt nhiều kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường này. “2 năm gần đây, Bình Thuận nổi lên như điểm đến ‘mới mà cũ’. Nơi đây còn nhiều dư địa và tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng”, anh nhận định.
Kỳ vọng của những nhà đầu tư như anh Tâm có căn cứ khi Bình Thuận sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, khí hậu, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phù hợp để phát triển loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch. Cuộc đổ bộ của nhiều doanh nghiệp lớn vào thị trường này cũng khiến anh yên tâm về quyết định đầu tư của mình.
Theo báo Bình Thuận, đến nay địa bàn tỉnh có 387 dự án đang hoạt động với tổng diện tích đất 6.249 ha và tổng vốn đầu tư 69.845 tỷ đồng. Đơn cử, Công ty Hưng Lộc Phát đang xây dựng khu đô thị nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Phan Thiết, Mũi Né Summerland nằm ngay vị trí đắc địa kết nối “thủ phủ resort” Mũi Né và thành phố Phan Thiết, quy mô hơn 31ha, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Tập đoàn Novaland đang triển khai xây dựng 2 dự án quy mô gồm NovaWorld Phan Thiết và dự án NovaHills Mũi Né Resort & Villas.
Không chỉ các doanh nghiệp ở miền Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở phía Bắc cũng đang tìm đến Bình Thuận nhằm triển khai các dự án lớn. Trong đó, Hải Phát Invest bắt tay với Hoàng Quân đầu tư dự án trung tâm du lịch Hàm Tiến – Mũi Né với quy mô 198 ha, tổng vốn đầu tư xấp xỉ 10.000 tỷ đồng.
Apec Invest cũng phát triển dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né, với tổng giá trị đầu tư vào khoảng 15.000 tỷ đồng và hoàn thành dự kiến trong quý II/2021…
Đòn bẩy cho thị trường
Không phải ngẫu nhiên Bình Thuận lại có sức hấp dẫn các doanh nghiệp địa ốc khắp cả nước. Giới chuyên gia và các nhà đầu tư đánh giá là còn nhiều dư địa và tiềm năng phát triển loại hình bất động sản nghỉ dưỡng.
Một trong những yếu tố thu hút giới đầu tư cũng như các doanh nghiệp địa ốc đổ xô vào Bình Thuận phát triển dự án bất động sản nghỉ dưỡng là hạ tầng. Tiêu biểu, cao tốc Bắc Nam đi qua Bình Thuận với chiều dài 160 km, vốn đầu tư gần 40.000 tỷ đồng đã được phê duyệt. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ kết nối với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Song song đó, dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99km dự kiến sẽ khởi công trong tháng 9 năm nay, khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Bình Thuận đến Đồng Nai và TP HCM.
Nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bình Thuận sở hữu tới 192km bờ biển, trong đó có khá nhiều bãi biển đẹp và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Dinh Thầy Thím, Núi Tà Cú, Hải đăng Kê Gà, tháp Pô Sah Inư… Du khách đến đây còn ấn tượng với ẩm thực đa dạng, phong phú mang đậm nét văn hóa địa phương. Trong đó, Mũi Né – Phan Thiết hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước bởi những đồi cát trắng, bãi biển đẹp.
Báo cáo của tỉnh Bình Thuận chỉ ra, năm 2019 địa phương đón hơn 6,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế khoảng 775.000 lượt và doanh thu từ khách du lịch đạt 15.110 tỷ đồng.
Du lịch Bình Thuận đang trên đà phát triển mạnh, song các chuyên gia đánh giá vẫn chưa xứng tầm. Tỉnh còn thiếu cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao bởi mới chỉ có khoảng 3.000 phòng khách sạn 4 – 5 sao. Bên cạnh đó, các loại hình, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, thiếu nguồn lực đầu tư các công trình văn hóa như bảo tàng, trung tâm biểu diễn nghệ thuật… níu chân du khách ở lại lâu hơn.
Trong đó, việc thiếu các khu vui chơi giải trí về đêm là lý do quan trọng khiến du khách chưa hài lòng khi du lịch Bình Thuận. Nhiều khách du lịch đến đây đánh giá thành phố năng động ban ngày bao nhiêu thì lại buồn tẻ, thiếu dịch vụ khi đêm xuống.
Cuối năm 2019, VnExpress ghi nhận nhiều ý kiến hộ kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, khách du lịch cho thấy nhiều đô thị lớn… có nhu cầu phát triển kinh tế đêm, nhưng gặp nhiều khó khăn, rào cản về cơ chế quản lý, “giờ giới nghiêm”. Tuy nhiên, đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam vừa được phê duyệt cho phép nghiên cứu, ưu tiên đầu tư xây dựng tổ hợp giải trí đêm riêng biệt… đã góp phần giải bài toàn cho các khu du lịch, dịch vụ, đón đầu nhu cầu nghỉ dưỡng của khách du lịch.
Đây là điều kiện để các doanh nghiệp địa ốc đầu tư dự án mới, biến nơi đây thành “thiên đường nghỉ dưỡng”. Không chỉ gói gọn trong tổ hợp nghỉ dưỡng thông thường, nhiều ông lớn đang chú trọng đến yếu tố giải trí, làm đa dạng dịch vụ để giữ chân du khách. Hưng Lộc Phát Corp với dự án Mũi Né Summerland là ví dụ điển hình.
Phát triển theo mô hình tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu tại Phan Thiết, Mũi Né Summerland sở hữu hàng loạt tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại địa phương như phố đi bộ dài 2.000m, trung tâm hội nghị có sức chứa 1.500 người, tổ hợp công viên nước 20.000m2, chuỗi công viên chủ đề…
Trong đó, phố đi bộ quy tụ chuỗi ẩm thực đa văn hóa, các thương hiệu thời trang hàng đầu. Chủ đầu tư kỳ vọng đây sẽ là tổ hợp giải trí về đêm hiện đại bậc nhất Phan Thiết với những tuyến phố đi bộ, khu phố ẩm thực, giải trí, con đường lễ hội, tiệc tùng chuyên hoạt động về đêm.
Tại dự án, khu công viên nước Summer Ocean Park với sức chứa lên đến 4.500 người, được Hưng Lộc Phát tích hợp hàng trăm trò chơi cảm giác mạnh và giải trí hấp dẫn lấy cảm hứng từ Rồng thanh long – linh vật của dự án như: boomerang khổng lồ, đường trượt 6 làn dốc đứng cao, lướt sóng rồng, hố trượt tử thần, dòng sông sóng thần… Bao quanh dự án là chuỗi cửa hàng thể thao biển và fast-food. Ngoài hệ thống trò chơi mạo hiểm, công viên nước của Mũi Né Summerland Resort còn đầu tư tổ hợp vui chơi giải trí cho gia đình và trẻ em…
“Những tiện ích giải trí là điểm khác biệt giúp Mũi Né Summerland hút nhà đầu tư. Chúng tôi kỳ vọng dự án sẽ đánh thức ‘thủ phủ resort’ đã bị quên lãng, níu chân du khách ở lại Phan Thiết lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn”, đại diện Mũi Né Summerland nhấn mạnh.
Hiện, toàn bộ hệ thống hạ tầng của dự án cũng đã cơ bản hoàn thiện và có sổ đỏ riêng từng sản phẩm. Hai ngân hàng là VietinBank và Vietcombank bảo trợ vốn đầu tư phát triển dự án lẫn vốn vay cho khách hàng.