Công việc cải tạo chung cư cũ được thành phố Hà Nội thực hiện từ năm 2005. Tuy nhiên, 20 năm qua, Hà Nội mới chỉ hoàn thành cải tạo khoảng 1,14% trong tổng số hơn 1.500 chung cư cũ và ký túc xá cũ. có nhu cầu sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới.
Diện tích các căn hộ cũ đa phần từ 30-50m2/căn hộ nhưng đa số người dân tự mở rộng, sửa chữa để sử dụng. Do không được bảo trì thường xuyên nên hệ thống hạ tầng đô thị bị hư hỏng khiến nhiều chung cư cũ tiếp tục xuống cấp nghiêm trọng, một số bị hư hỏng nặng, gây nguy hiểm đến an toàn kỹ thuật kết cấu công trình.
Theo thống kê, có tổng cộng 401 chung cư cũ được kiểm định, 80 chung cư cũ nguy hiểm ở mức D, mức rất nguy hiểm.
Đề án cải tạo chung cư cũ đã được phê duyệt, kèm theo một số phương án triển khai đã thu hút sự quan tâm của hơn 100 doanh nghiệp. Theo phân tích của các chuyên gia, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, công tác cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội sẽ tích cực hơn. Việc phân cấp, phân quyền và xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư cho từng dự án là rất quan trọng.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong chỉ ra một số vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội: “Đầu tiên là vấn đề hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và cư dân. Chủ sở hữu chung cư là chính họ muốn tái định cư tại chỗ.
Vấn đề thứ hai là quy hoạch chiều cao cũng là một trở ngại. Trong quy hoạch chung các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, việc kiểm soát độ cao cũng là một trong những vấn đề được đặt ra. Một vấn đề khó khăn khác hiện nay là vốn. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng lại chung cư cũ không đủ tiền để xây dựng hoàn chỉnh rồi giao lại cho người dân, người dân không chịu chi tiền với doanh nghiệp”.
Link nguồn: https://cafef.vn/ha-noi-day-nhanh-tien-do-cai-tao-chung-cu-cu-188240505074931614.chn