Xung đột ở khu vực Biển Đỏ, cùng với mùa vận chuyển cao điểm, đang đẩy giá vận chuyển container lên cao. Tính đến ngày 27 tháng 6, giá vận chuyển từ Châu Á đến các tuyến đường chính như Hoa Kỳ và Châu Âu đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm. So với mức cao kỷ lục trong thời kỳ Covid-19, giá hiện tại tương đương khoảng 50%.
Việc hầu hết các hãng tàu phải thay đổi tuyến đường và chuyển hướng khỏi Biển Đỏ kể từ tháng 2/2024 đã khiến tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng dần tái diễn và gây ra tình trạng “tắc nghẽn” tại hàng loạt cảng biển lớn hiện nay. Điển hình là Cảng Singapore – cụm cảng container lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Phụ phí trong bối cảnh tình trạng tắc nghẽn kéo dài tại cảng sẽ khiến giá cước container duy trì ở mức cao. “Sự gián đoạn càng kéo dài thì chi phí của chúng ta sẽ càng lớn.”Vincent Clerc – Tổng giám đốc điều hành của hãng vận tải khổng lồ Maersk của Đan Mạch chia sẻ tại một sự kiện trực tuyến gần đây với khách hàng. “Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác chúng tôi sẽ thu hồi được bao nhiêu trong số những chi phí này và mất bao lâu để thu hồi được. Mức giá cao hiện tại chỉ là tạm thời.”.
Cùng quan điểm, báo cáo gần đây của SSI Research cho biết, áp lực hiện tại sẽ tiếp tục, thậm chí tăng lên trong mùa cao điểm và chỉ có thể giảm bớt vào quý IV năm 2024 khi mùa cao điểm vận chuyển kết thúc và các hãng tàu có thể sắp xếp lại tuyến đường của mình.
Ngoài mức giá neo cao, các yếu tố như áp lực lạm phát toàn cầu hạ nhiệt; nhu cầu phục hồi tại thị trường Trung Quốc khi các chính sách hỗ trợ kinh tế bắt đầu “thấm” vào và hoạt động thương mại tại khu vực châu Á dự kiến tăng trưởng ổn định vào năm 2024 sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh vận tải biển.
Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) Sở hữu đội tàu lớn, trẻ và hiện đại lên tới 15 tàu, chiếm 30% thị phần vận tải nội địa cả nước được đánh giá sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ xu hướng giá cước vận chuyển tăng cao nhờ đội tàu lớn và các tuyến đường đa dạng, với 40% công suất hoạt động trên thị trường thuê tàu theo thời gian và hợp tác với các hãng tàu hàng đầu thế giới, như ZIM của Israel và ONE của Singapore.
Trong quý 3 năm nay, Hải An dự kiến sẽ đón thêm một tàu container mới có sức chở 1.800 TEU, qua đó nâng quy mô đội tàu lên 16 tàu. KBSV tin rằng đội tàu mới, hiện đại này dự kiến sẽ thu hút thêm nhiều đối tác hãng tàu nước ngoài mới. Nhu cầu vận tải cao hiện nay cũng như tình hình khủng hoảng dai dẳng tại Biển Đỏ sẽ phần nào làm giảm bớt lo ngại về nguy cơ dư cung tàu trong năm nay.
KBSV cho rằng Hải An không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng Biển Đỏ vì các tàu của công ty chủ yếu khai thác các tuyến nội địa và nội Á. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt container rỗng và nhu cầu tàu cao trên toàn thế giới sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến giá cước chung, đẩy giá cước của Hải An lên cao.
Hoạt động cho thuê tàu của Hải An dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn vào nửa cuối năm khi ngoài 3 hợp đồng cho thuê đã ký từ đầu năm (hợp đồng đến hết năm 2024) và hợp đồng cho thuê Anbien Bay (hết hạn vào giữa năm 2025), công ty đã ký thêm 2 tàu nữa có thời hạn từ tháng 7/2024 đến tháng 1/2025.
Ngoài ra, sản lượng khai thác tàu của Hải An cũng được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới. KBSV kỳ vọng tổng sản lượng vận tải năm 2024 sẽ đạt hơn 500.000 TEU, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 nhờ nhu cầu hàng hóa phục hồi tại các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Bên cạnh đó, Hải An cũng tăng cường hợp tác với các đối tác là các hãng tàu lớn để phát triển sâu mạng lưới vận tải tại thị trường nội Á, mở các tuyến vận tải mới như Việt Nam – Singapore, cập các cảng mới, đồng thời tìm thêm đối tác để trao đổi slot trên tuyến, góp phần củng cố và mở rộng hoạt động của đội tàu tự khai thác.
Link nguồn: https://cafef.vn/gia-cuoc-van-tai-bien-leo-thang-doanh-nghiep-so-huu-doi-tau-container-lon-nhat-viet-nam-huong-loi-lon-188240703090317363.chn