Nhìn lại năm 2022, đối với nhiều nhà đầu tư, đó là một năm đầy thách thức trong thị trường giá xuống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư coi năm vừa qua là một năm thành công khi họ đã áp dụng rất nhiều nguyên tắc quản lý rủi ro và đã có lãi trong năm qua.
Bàn về câu chuyện khối ngoại mua ròng kỷ lục trong năm 2022 tại chương trình Đồng tiền bí mật, Mr. Vũ Đức Nam, Giám đốc Đầu tư Art Investor cho biết, trong đợt “sóng lớn” tháng 11 và 12, các quỹ đầu tư tích cực tham gia giải ngân mạnh. Trong đó, giá trị giao dịch của khối ngoại thông qua các quỹ ETF chỉ chiếm khoảng 30-40%. Chuyên gia The Art Investor nhìn nhận, các quỹ đầu tư từ Mỹ hay EU đang hoạt động không thực sự lớn, chủ yếu vẫn là các quỹ từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, dòng vốn ETF từ Đài Loan hay Thái Lan lại tỏ ra rất sôi động khi tham gia vào các rổ chỉ số như Diamond.
Theo quan sát của ông Nam, trong bối cảnh các quỹ đầu tư nhìn nhận Việt Nam với mức định giá hấp dẫn, vĩ mô nước ta dù “chậm lại” về mặt kỹ thuật nhưng vẫn là điểm sáng trong khu vực.
Khi chọn ý tưởng đầu tư năm 2023, nhà đầu tư cần tập trung sâu vào cốt lõi của từng doanh nghiệp. Cái “không” đầu tiên là doanh nghiệp không có quá nhiều đòn bẩy tài chính, nghĩa là vay nợ lớn. Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong cân đối tài chính của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán.
Đồng thời, cái “không” thứ hai là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Bởi lẽ, ông Nam cho rằng tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ hay EU trong 6 tháng đầu năm sức cầu khá yếu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này cũng không mấy khả quan.
Mặt khác, nhà đầu tư nên tập trung vào những doanh nghiệp có “chất xúc tác” làm nổi bật câu chuyện hoặc hướng đi của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoặc cổ tức trên 8% (tốt hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng).
“Mức cổ tức hợp lý hàng năm và lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư có một năm 2023 bớt bấp bênh hơn.“, chuyên gia nói.
Liên quan đến câu chuyện khối ngoại bán ròng mạnh MWG thời gian gần đây, Ông X30 Phạm Lưu Hùng, Kinh tế trưởng SSI Đánh giá ngành bán lẻ, đặc biệt là điện máy vẫn còn nhiều khó khăn do xu hướng giảm giá đang diễn ra rõ nét. Đồng thời, nhu cầu đối với hàng điện tử và tiêu dùng yếu trong ngắn hạn khiến ngành này gặp thách thức. Mặc dù tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam năm 2022 rất cao nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2019 kể cả về mặt tuyệt đối, nghĩa là người dân đang tiêu dùng ít hơn so với năm 2019.
Dưới góc nhìn của chuyên gia Art Investor, quỹ ngoại bán mạnh MWG do triển vọng đầu tư không mấy khả quan khi chịu tác động từ vĩ mô. Hiện đang là chu kỳ đi xuống của ngành, khi khó khăn qua đi, nhóm ICT vẫn có thể tăng trưởng ít nhất 10-20% và mang lại kết quả kinh doanh khả quan hơn cho MWG.
Link nguồn: https://cafef.vn/lua-chon-doanh-nghiep-de-dong-hanh-khi-nao-nha-dau-tu-can-noi-khong-2023010813353002.chn