Đặc biệt, Dự án thủy điện Yangqu cao 180m sẽ được xây dựng bằng công nghệ in 3D kết hợp trí tuệ nhân tạo. Theo đó, công trình được thi công theo từng lát cắt thiết kế mà không sử dụng bất kỳ sức lao động nào của con người. Tất cả các máy móc tham gia vào dự án như máy xúc, xe tải, máy ủi, máy trải đường hay xe lu đều được điều khiển bằng AI, theo quy trình tương tự được sử dụng trong công nghệ in 3D..
Đập thủy điện này dự kiến hoàn thành vào năm 2024, có khả năng tạo ra gần 5 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm từ thượng nguồn sông Hoàng Hà để cung cấp cho tỉnh Hà Nam, cái nôi của nền văn minh Trung Quốc, cũng là nơi sinh sống của 100 triệu người. Nguồn điện từ nhà máy sẽ đi qua đường dây điện cao thế dài hơn 1.500 km, được xây dựng chuyên dụng để truyền tải năng lượng xanh.
Về công nghệ in 3D, công nghệ này ban đầu được sử dụng để sản xuất các linh kiện từ vật liệu quý. In 3D tạo ra ít chất thải hơn so với phương pháp cắt và mài. Nhưng sau đó, một số kiến trúc sư bắt đầu sử dụng công nghệ này trong việc xây dựng các tòa nhà quy mô nhỏ.
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ in 3D vào xây dựng siêu đập thủy điện sẽ là một thách thức lớn. Sau khi hoàn thành, dự án này hứa hẹn sẽ để lại dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.
Với công nghệ AI, nguồn vốn công nghệ này được dùng để xây dựng Baihetan, con đập lớn thứ hai thế giới, chỉ trong 4 năm. Tuy nhiên, cho đến nay AI vẫn chủ yếu đóng vai trò điều phối trong các dự án. Việc thử nghiệm công nghệ trong các dự án xây dựng trước đây cho thấy máy móc thông minh có thể thực hiện công việc tốt hơn con người, “đặc biệt là trong một số điều kiện môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm”,
Với nhà máy thủy điện Yangqu, sau khi mô hình máy tính của đập được chia thành nhiều lớp, AI tại trung tâm điều hành phân công một đội robot tự động hoàn thành việc xây dựng từng lớp.
Cùng với đó, máy xúc không người lái có khả năng nhận diện và múc vật liệu từ bãi chứa lên xe tải tự hành, trong đó có một số xe chạy bằng điện. Theo lộ trình được AI tính toán, xe tải sẽ vận chuyển đúng vật liệu đến đúng địa điểm, đúng thời điểm và được định vị bằng máy ủi, máy rải tự động để xây dựng lớp kết cấu của đập.
Con lăn tự động được trang bị cảm biến sẽ ép để các lớp trở nên chắc chắn. AI điều hành sử dụng các cảm biến này để giám sát chất lượng xây dựng, thông qua phân tích độ rung của mặt đất cũng như các dữ liệu khác.
Một trong những đột phá của công nghệ AI bao gồm khả năng học tăng cường, cho phép máy móc nhận dạng gần như tất cả các vật thể tại công trường, xử lý những bất ổn trong môi trường thay đổi liên tục cũng như thực hiện linh hoạt các nhiệm vụ khác nhau.
Nguồn: SCMP
Link nguồn: https://cafef.vn/voi-0-lao-dong-sieu-cong-trinh-tac-dong-den-100-trieu-nguoi-sap-hoan-thanh-nho-cong-nghe-cuc-doc-dao-cua-trung-quoc-188240423151035675.chn