Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 31 năm 2024 ở mức 1.236,6 điểm, giảm 5,51 điểm tương ứng -0,44% so với cuối tuần 30, thanh khoản tăng nhẹ.
Tổng giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên cả ba sàn trong tuần 31 đạt 18.361 tỷ đồng. Riêng về khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 16.850 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tuần 30 nhưng vẫn thấp hơn 7,5% so với bình quân 5 tuần.
Số phiên tăng nhiều hơn phiên giảm (3/5 phiên tăng), nhưng khối lượng bán ra tích cực lại áp đảo trong phiên chiều ngày 1/8, mặc dù chỉ bằng khoảng 33% đỉnh 1 tháng, khiến Vn-Index có phiên giảm sâu nhất kể từ giữa tháng 6, giảm 24,55 điểm, tương ứng -1,96%, và đóng cửa tuần thấp hơn so với cuối tuần trước. Đây cũng là phiên mà cá nhân bán mạnh cổ phiếu ngân hàng gồm VCB, TCB, MBB, BID, STB.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 399,9 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 573,1 tỷ đồng.
Lệnh mua ròng của khối ngoại chủ yếu đến từ Thực phẩm và Đồ uống và Bán lẻ. Các lệnh mua ròng lớn nhất của khối ngoại bao gồm: VNM, MWG, MSN, VCB, BID, DGC, BCM, GMD, PLX, HPG.
Nhóm bán ròng của khối ngoại là nhóm Bất động sản. Các mã bán ròng nhiều nhất của khối ngoại gồm: CTG, VHM, PDR, SSI, VIX, HAH, VRE, STB, DCM.
Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 547,9 tỷ đồng, trong đó bán ròng 1.468,8 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ thông tin. Các giao dịch mua ròng hàng đầu của nhà đầu tư cá nhân tập trung vào: FPT, HAH, SSI, PDR, VHM, DXG, VRE, VGC, CTR, TCH.
Phía bán ròng: họ bán ròng 11/18 ngành, chủ yếu là Thực phẩm và Đồ uống, Ngân hàng. Các ngành bán ròng nhiều nhất bao gồm: VNM, MWG, VCB, MSN, PNJ, MBB, GMD, GEX, REE.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 35 tỷ đồng, riêng về khớp lệnh, họ bán ròng 217,5 tỷ đồng. Riêng về khớp lệnh: Khối tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành, giá trị lớn nhất thuộc về nhóm Công nghệ thông tin. Bán ròng nhiều nhất là FPT, HAH, VGC, HPG, BCM, VNM, NKG, KBC, HDB, DXG.
Giá trị mua ròng lớn nhất thuộc về nhóm Ngân hàng. Các mã mua ròng nhiều nhất gồm GEX, MBB, MWG, REE, STB, CTG, GMD, VIB, VCB, PLX.
Khối tự doanh mua ròng 982,87 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh họ mua ròng 1.113,2 tỷ đồng.
Riêng về lệnh khớp lệnh: Khối tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng và Bất động sản. Nhóm mua ròng mạnh nhất của khối tự doanh tuần này gồm có PNJ, TCB, MBB, SBT, HVN, REE, KBC, VNM, FUESSVFL, GMD. Nhóm bán ròng mạnh nhất là nhóm Bán lẻ.
Các cổ phiếu được bán nhiều nhất bao gồm HPG, TLG, MWG, DBC, FPT, MSN, E1VFVN30, VCI, FUEVN100, FUEVFVND.
Xu hướng dòng tiền: Nhìn vào biểu đồ tuần, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Thực phẩm, Thép, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp & Thủy sản, Sản xuất dầu khí, Dệt may trong khi giảm ở Ngân hàng, Bán lẻ, Hóa chất, Xây dựng, Điện.
Các nhóm có tỷ trọng dòng tiền giảm so với mức đỉnh 12 tuần: Ngân hàng, Bất động sản, Bán lẻ, Điện, Nhựa-Cao su & Sợi, Hàng không. Trong đó, chỉ số giá của Ngân hàng, Bán lẻ và Hàng không tăng.
Các nhóm có tỷ lệ dòng tiền phục hồi từ mức thấp nhất trong 12 tuần: Thép, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp & Thủy sản, Dệt may, Thiết bị dầu khí, Vận tải đường thủy, Vật liệu xây dựng. Chỉ số giá của tất cả các ngành đều giảm.
Các nhóm có tỷ trọng dòng tiền đạt đỉnh 12 tuần: Thực phẩm, Viễn thông di động, Gas. Trong đó, Thực phẩm và Gas tăng tuần thứ 2 liên tiếp, nhưng Viễn thông di động (VGI) giảm mạnh.
Sức mạnh dòng tiền: Nhìn vào khung tuần, tỷ trọng dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhóm vốn hóa nhỏ VNSML và ngược lại, giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.
Tuần 31, dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm vốn hóa lớn VN30 với giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên tại nhóm này tăng 436 tỷ đồng (tương đương +5,9%), nâng tỷ trọng phân bổ lên 48,6% từ mức 45,8% của tuần 30.
Giá trị giao dịch bình quân cũng tăng ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, +112 tỷ đồng tương đương +6,5% so với tuần trước. Tỷ trọng phân bổ cho nhóm này tăng từ 10,7% lên 11,5%.
Ngược lại, nhóm vốn hóa vừa VNMID ghi nhận tỷ lệ phân bổ dòng tiền là 35% – mức thấp nhất trong gần 2 năm. Thanh khoản bình quân ngày tại nhóm VNMID giảm khoảng 631 tỷ đồng (-10,1%).
Xét về biến động giá, chỉ số VN30 giảm ít hơn thị trường chung (-0,06%) trong khi chỉ số VNMID và VNSML lần lượt giảm -2,45% và -2,65%.
Link nguồn: https://vneconomy.vn/tu-doanh-bat-ngo-gom-rong-hon-1-100-ty-trong-tuan-qua-co-phieu-nao-duoc-mua-nhieu-nhat.htm