Ngày 19 tháng 3 năm 2024, tuyến đường sắt cao tốc giữa Belgrade và Novi Sad của tuyến đường sắt cao tốc Hungary-Serbia đã kỷ niệm hai năm hoạt động ổn định và an toàn. Tuyến đường sắt cao tốc giữa Belgrade và Novi Sad nằm ở Berbia đã phục vụ hơn 6,83 triệu lượt hành khách, không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ việc đi lại của người dân mà còn đóng góp quan trọng vào sự hợp tác sâu rộng giữa Trung Quốc và các nước Trung và Đông Âu.
Tuyến đường sắt cao tốc Hungary-Serbia nối liền thủ đô Belgrade của Serbia với thủ đô Budapest của Hungary, với tổng chiều dài 341,7 km, trong đó 183,1 km nằm trên đất Serbia. Trong đó, đoạn giữa Belgrade và Novi Sad tại Berbia được khởi công vào năm 2017 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19 tháng 3 năm 2022 với tổng vốn đầu tư là 935 triệu euro (khoảng hơn 1 tỷ USD). Tốc độ của đoàn tàu đã được nâng cấp lên 200 km/h, biến giấc mơ đường sắt cao tốc của Serbia thành hiện thực.
Trong hai năm qua, tuyến đường sắt Hungary-Serbia đã tạo ra “hiệu ứng lân cận”, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong khu vực. Việc xây dựng phần còn lại từ Novi Sad đến Subotica và đoạn Hungary-Serbia đang được đẩy nhanh, với dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trước cuối năm. Khi hoàn thành, tuyến đường sắt cao tốc hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho Serbia.
Theo Railway Pro, khi tuyến đường sắt Belgrade-Novi Sad được đấu thầu, các nhà thầu từ Đức và Pháp muốn cung cấp thiết bị điều khiển và hệ thống vận hành tàu cao tốc. Tuy nhiên, tuyến đường sắt cao tốc này được coi là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và Trung Quốc đã đóng vai trò chính trong việc tài trợ và xây dựng phần lớn tuyến đường.
Theo Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dịp kỷ niệm hai năm ngày khai trương đoạn đường sắt Belgrade và Novi Sad của tuyến đường sắt Hungary-Serbia, Simovic, người làm việc tại nhà ga Novi Sad, chia sẻ: “Tuyến đường sắt cao tốc mới ở Serbia đã mang đến cho chúng tôi trải nghiệm bay nhanh như chim ưng Soko. Cảm ơn Trung Quốc đã giúp chúng tôi biến giấc mơ đường sắt cao tốc thành hiện thực”.
Dự án do Công ty TNHH Đường sắt Quốc tế Trung Quốc và Công ty TNHH Xây dựng Giao thông Trung Quốc thực hiện đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Belgrade đến Novi Sad từ hơn 90 phút xuống còn 30 phút.
Về mặt công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc, không giống như hầu hết các tuyến xây dựng đường sắt cao tốc hiện có, các tuyến bổ sung mới của Trung Quốc được xây dựng bằng robot. Việc triển khai robot xây dựng trên diện rộng cho các tuyến điện là một cột mốc cho ngành xây dựng đường sắt cao tốc.
Điều này cho thấy máy móc hiện có thể đảm nhiệm phần lớn công việc đòi hỏi nhiều lao động liên quan đến xây dựng đường sắt cao tốc. Xây dựng đường sắt cao tốc bao gồm đào, san lấp, lắp đặt đường ray, xây dựng cầu và đường hầm, lắp đặt hệ thống tín hiệu và thông tin liên lạc.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn giới thiệu một cỗ máy tự động có thể lắp đặt 2 km đường ray mỗi ngày. Sau đó, đào hầm, đổ bê tông, hàn, sơn và kiểm tra đều có thể được hoàn thành bằng robot. Hơn nữa, các kỹ sư đường sắt Trung Quốc đã thiết kế công nghệ xây dựng tự động sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp trước, vận chuyển và xây dựng.
Để giải quyết các vấn đề phát sinh, các kỹ sư đường sắt phát triển công nghệ xây dựng tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp trước, vận chuyển và xây dựng.
Các cảm biến tự động thu thập dữ liệu thời gian thực từ công trường xây dựng, sau đó gửi đến kho thông minh, tại đây hệ thống sẽ tự động lưu trữ, thu thập và vận chuyển các vật liệu cần thiết đến nhà máy để lắp ráp các trụ, giá treo và nhiều thành phần khác, sau đó nâng và đặt chúng vào vị trí thích hợp.
Link nguồn: https://cafef.vn/tu-choi-duc-phap-mot-nuoc-quyet-giao-giac-mo-duong-sat-cao-toc-cho-cong-nghe-trung-quoc-tuyen-dau-tien-1-ty-usd-vua-ky-niem-2-nam-trong-ngo-ngang-188240911153933901.chn