Theo TS. Dư Phước Tấn, TP.HCM hiện đang phải đối mặt với 4 thách thức lớn: tăng trưởng GRDP cao, phát triển đa trung tâm, đầu tư giảm phát thải CO2 và giải quyết tình trạng kẹt xe, ngập nước.
Đặc biệt, tình trạng ùn tắc giao thông và ngập lụt là trách nhiệm rất lớn mà TP.HCM phải giải quyết căn cơ vào năm 2030.
“Nghị quyết 31 và Nghị quyết 24 đã xác định cần tập trung giải quyết căn cơ tình trạng ùn tắc giao thông và ngập lụt tại TP.HCM. Trong bối cảnh ùn tắc giao thông và ngập lụt vẫn còn tương đối nghiêm trọng, đây cũng là thách thức trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM giai đoạn 2026-2030”, TS. Tân nhấn mạnh.
Về ùn tắc giao thông, ông đề xuất phương án tiếp tục triển khai đề án hạn chế phương tiện cá nhân (ví dụ, đề xuất thu phí ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm thành phố như Quận 1 và một phần Quận 3 đến năm 2030; bố trí bãi đỗ xe cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng).
Đồng thời, phát triển vận tải hành khách công cộng như hệ thống đường sắt đô thị (metro), các tuyến đường thủy bổ sung; phát triển các mô hình đô thị thông minh, mô hình chỉnh trang đô thị, mô hình đa trung tâm…
Về vấn đề ngập lụt, TS. Du Phước Tấn cho biết, TP.HCM phải kết hợp phát triển các khu đô thị mới với xây dựng thêm các hồ chứa nước kiểm soát ngập lụt cho các khu vực đô thị. Mục tiêu trước mắt đến năm 2030 là đầu tư 90% đường đô thị có hệ thống thoát nước mưa. Bên cạnh đó, cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước, phòng chống ngập lụt, xử lý rác thải; quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng nước ngầm; gia cố hệ thống đê biển, cống ngăn triều, công trình thủy lợi ven sông phục vụ kiểm soát ngập lụt.
Tại hội thảo, PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông (Trường Đại học Việt Đức) cũng chia sẻ về thực trạng và phương thức kết nối giao thông đa phương thức tại TP.HCM. Theo ông Tuấn, đồ án quy hoạch của TP.HCM hiện chưa có tiêu chí nào thể hiện sự quan tâm của thành phố trong việc ưu tiên người dân sử dụng xe đạp công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, vỉa hè cho người đi bộ. Trong khi ước tính có tới 70% người dân sẽ tiếp cận tàu hỏa trong tương lai.
Người này cho rằng đối với các đô thị lớn như TP.HCM, kinh nghiệm thế giới cho thấy, điều kiện tiên quyết để phát triển cơ sở hạ tầng là tập trung vào giao thông công cộng nhanh, năng lực cao. Bên cạnh đó, TP.HCM cần đảm bảo kết nối giao thông đa phương thức: taxi, xe buýt, tàu hỏa, xe đạp… giúp người dân di chuyển thuận tiện, an toàn.
Link nguồn: https://cafef.vn/un-tac-va-ngap-nuoc-la-trong-trach-rat-lon-ma-tphcm-phai-giai-quyet-vao-nam-2030-18824082608292723.chn