Người đứng đầu văn phòng tổng liên đoàn công đoàn Trung Quốc cho biết cơ quan này đã đã đề xuất với Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) về việc xây dựng khung pháp lý và khung lương thưởng cho việc làm việc online ngoài giờ.
Vấn đề này cũng được Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao nêu ra hôm thứ Sáu, người đã nhấn mạnh tình trạng “làm thêm giờ vô hình” trong báo cáo gửi đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC).
Giống như ở nhiều quốc gia, việc người lao động ở Trung Quốc phải trả lời tin nhắn liên quan đến công việc sau giờ làm và xử lý công việc trên điện thoại trong ngày nghỉ ngày càng trở nên phổ biến.
Chánh án Chính sách bảo mật nói với NPC rằng các tòa án Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn về “làm thêm giờ vô hình” vào năm ngoái.
Zhang cho biết một người được coi là làm việc ngoài giờ nếu họ “đóng góp lao động đáng kể” cho những công việc “rõ ràng là tiêu tốn thời gian” – một định nghĩa bao gồm cả việc trực tuyến.
Thẩm phán Trương Quân (Zhang Jun) cho biết, các tòa án Trung Quốc vào năm ngoái đã đưa ra tiên chuẩn “làm thêm giờ vô hình”, trong đó một người được xem là làm thêm giờ khi họ “đóng góp công sức đáng kể” cho các nhiệm vụ “được minh chứng là tốn thời gian”. Định nghĩa này bao gồm việc phải online. “Các tiêu chuẩn này được đề ra nhằm đảm bảo rằng người lao động được trả xứng đáng khi làm thêm giờ online và thời gian nghỉ ngơi offline của họ được bảo vệ”.
Lou Yu, chuyên gia tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc cho rằng, có thể sẽ sớm có các quy tắc được đề ra để tính toán thời gian làm thêm giờ online. “Đây là một vấn đề lao động rất phổ biến và hiện nay đã được công nhận trong nhiều ngành nghề”.
Nhưng sẽ mất ít nhất 2 năm để hình thành một quy định cấp bộ và lâu hơn để nó được thông qua thành luật.
Link nguồn: https://cafef.vn/quoc-gia-lang-gieng-viet-nam-xem-xet-viec-yeu-cau-tra-luong-cho-nguoi-lao-dong-phai-tra-loi-tin-nhan-cong-viec-sau-gio-lam-188240312172741857.chn