Theo tờ The Sun, ông Hans-Andre Tooren, 52 tuổi, và vợ của mình là bà Beate sống tại Altenberg, khu vực thuộc miền đông nước Đức. Họ kết hôn từ nhiều năm trước và xây dựng nhà trên mảnh đất rộng 3.000m2 của mình. Tuy nhiên, mấy chục năm trôi qua, cặp vợ chồng này không hề biết ngay tại phần đất gia đình có chứa “kho báu” khổng lồ.
Ông Hans-Andre Tooren cho biết, thị trấn nhỏ Zinnwald, một quận của Altenberg nơi ông đang sinh sống thường xuyên có các nhà thăm dò và nhà địa chất đến để lấy mẫu kiểm tra. Chính vì điều này, một kho báu khoáng sản lớn đã được phát hiện dưới mảnh đất của vợ chồng ông vào năm 2018. Khi vô tình phát hiện ra nằm ngay tại ngôi nhà của họ là một mỏ khoáng vật khổng lồ chứa lithium trị giá tới 5 tỷ bảng Anh (khoảng 6,3 tỷ USD), cả hai đều hết sức ngạc nhiên.
“Chúng tôi xây nhà từ năm 1998. Khi đó có rất nhiều lời đồn đoán về những đường hầm khai thác khoáng sản tồn tại từ thời Trung Cổ. Nhưng cả hai chúng tôi chẳng ai ngờ lại có một mỏ quặng kho báu lớn ngay tại ngôi nhà mình”, ông Tooren nói.
Sau đó, các cuộc đua của các nhà khai thác khoáng sản bắt đầu. Nơi này bắt đầu tràn ngập các nhà thăm dò và địa chất học. Đặc biệt, tại Đức, người dân không được phép khai thác mỏ kho báu khoáng sản cho dù sở hữu đất đai vì đó là tài sản quốc gia.
Theo đó, dù sở hữu kho báu khoáng sản lithium khổng lồ, nhưng gia đình nhà Tooren lại không nhận được bất cứ khoản tiền nào, ngay cả khi việc khai thác mỏ diễn ra ngay dưới ngôi nhà của họ vì đó là quy định.
Dù nhiều người dân xung quanh đó tỏ ý kém vui khi phải bỏ lỡ khối tài sản khổng lồ, nhưng gia đình ông Hans – Andre vẫn rất vui vẻ rời đi và để lại khối kho báu khoáng sản lithium khổng lồ cho cơ quan chức năng giải quyết.
Giải thích cho việc ra đi trong niềm hân hoan của mình, ông Hans cho biết, “thành phố Altenberg của chúng tôi sẽ nhận nhiều nguồn lợi khổng lồ từ hoạt động khai thác mỏ. Từ đó, chúng tôi có nhiều nguồn thu hơn cho việc cải tạo đường xá, trường học và công trình công cộng”.
Theo công bố của Cơ quan địa chất tại Altenberg (Đức), các hoạt động khai thác mỏ sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân.
Thực tế, Đức cũng giống như nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, trong việc thăm dò và khai thác kho báu khoáng sản, công nghệ được sử dụng tối đa để nâng cao hiệu quả. Các phương pháp thăm dò khoáng sản truyền thống thường tốn thời gian, tốn nhiều công sức và có mức độ không chắc chắn cao.
Do đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng vào thăm dò, khai thác khoáng sản với khả năng phân tích dự đoán và xử lý dữ liệu vượt xa khả năng của con người. Bằng cách phân tích dữ liệu địa chất, hình ảnh vệ tinh và kết quả thăm dò lịch sử, thuật toán AI có thể xác định các mô hình và điểm bất thường biểu thị các mỏ giàu lithium, giảm đáng kể thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc thăm dò. Điều này không chỉ đẩy nhanh quá trình khám phá mà còn tăng khả năng xác định vị trí các nguồn tài nguyên lithium khả thi, từ đó đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định và hiệu quả hơn.
Sau khi xác định được trữ lượng lithium, quá trình khai thác sẽ bắt đầu, AI sẽ phát huy tác dụng bằng cách tối ưu hóa các phương pháp trích xuất và xử lý các tham số trong thời gian thực. Thông qua việc giám sát và phân tích liên tục quá trình chiết xuất, thuật toán AI có thể điều chỉnh các biến số vận hành để tối đa hóa tốc độ thu hồi lithium và giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và sử dụng nước.
Khi thế giới hướng tới các giải pháp thông minh hơn, vai trò của AI trong việc thăm dò và khai thác lithium ngày càng trở nên quan trọng. Bằng cách khai thác sức mạnh của AI, ngành khai thác mỏ không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lithium mà còn làm được điều đó theo cách ưu tiên quản lý môi trường và tính bền vững.
Link nguồn: https://cafef.vn/phat-hien-kho-bau-6-ty-usd-ngay-trong-nha-cap-vo-chong-u60-lap-tuc-roi-di-du-khong-nhan-duoc-khoan-tien-nao-ngoi-nha-bi-thao-do-cong-nghe-cao-vao-cuoc-188240320072505365.chn