Phiên đáo hạn phái sinh diễn ra khá bình lặng khi dòng tiền tích cực ùa vào mua vào cuối phiên khiến VN-Index đảo chiều tăng 5,78 điểm so với phiên giao dịch hôm qua bất chấp cả buổi sáng giằng co. Độ rộng thị trường lại đẹp với 285 mã tăng trên 128 mã giảm. Chỉ có công nghệ thông tin là nhóm giảm 2,69% do FPT giảm 3,03% sau khi công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, hầu hết các nhóm ngành đều được kéo xanh. Cụ thể, các nhóm vốn hóa lớn và vừa như Ngân hàng tăng 0,51%; Chứng khoán tăng 0,96%; Bất động sản tăng 0,82%; Dầu khí tăng 1,06%; Bán lẻ tăng 1,62%; Vật liệu tăng 0,74%. Các nhóm ngành khác cũng tăng khá tốt như Hóa chất, Thủy sản, Bảo hiểm… Top cổ phiếu kéo điểm cho thị trường hôm nay gồm có PLX kéo 0,77 điểm, BID và CTG kéo 1,2 điểm; MWG và MBB kéo thêm 1 điểm. Ngược lại, FPT trở thành cổ phiếu gây gián đoạn khi đẩy chỉ số chung xuống 1,44 điểm. Ngoài ra còn có HVN và MSN.
Thanh khoản trên cả 3 sàn tương đương giá trị khớp lệnh 21.600 tỷ đồng của phiên hôm qua, trong đó khối ngoại mua ròng 1.053,3 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 158,3 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng chủ yếu đến từ Bán lẻ và Tài nguyên cơ bản. Top mua ròng của khối ngoại bao gồm: MWG, HPG, HVN, POW, CTG, TCB, PLX, FRT, FUEVFVND, CMG.
Nhóm bán ròng của khối ngoại là nhóm Công nghệ thông tin. Các mã bán ròng nhiều nhất của khối ngoại gồm: FPT, MSN, DGC, VPB, VHM, CTR, SSI, BID, VIC.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 751,1 tỷ đồng, trong đó mua ròng 737,4 tỷ đồng thông qua khớp lệnh. Riêng về khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ thông tin. Các mã mua ròng nhiều nhất của nhà đầu tư cá nhân là: FPT, MSN, MBB, VHM, DGC, VPB, HDB, VND, SSI, CTR.
Phía bán ròng: họ bán ròng 8/18 ngành, chủ yếu là Bán lẻ, Điện, Nước & Dầu khí. Các ngành bán ròng nhiều nhất bao gồm: MWG, HVN, POW, CTG, BCM, PLX, FRT, SBT, HPG.
Khối tự doanh bán ròng 1.404,8 tỷ đồng, trong đó riêng lệnh khớp lệnh bán ròng 299,6 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng về lệnh khớp lệnh: Khối tự doanh mua ròng 7/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Tài nguyên cơ bản và Bất động sản. Nhóm mua ròng khớp lệnh nhiều nhất của khối tự doanh hôm nay gồm BCM, HPG, SBT, FPT, POW, SSB, VTP, PNJ, KBC, VJC. Nhóm bán ròng nhiều nhất là Ngân hàng. Nhóm bán ròng nhiều nhất gồm MSN, HDB, MWG, MBB, ACB, REE, STB, FUESSVFL, DCM, VHM.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 260,0 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch khớp lệnh bán ròng 279,4 tỷ đồng.
Xét riêng về giao dịch khớp lệnh: Khối nội bán ròng 12/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Bất động sản. Nhóm bán ròng mạnh nhất là MBB, HPG, FPT, TCB, VHM, NVL, GVR, DGC, FUEVFVND, VJC. Giá trị mua ròng mạnh nhất là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Nhóm mua ròng mạnh nhất là MSN, BID, HDB, STB, E1VFVN30, GAS, HCM, CTG, PJT, HVN.
Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 3.157,5 tỷ đồng, tăng +107,1% so với phiên trước và chiếm 14,6% tổng giá trị giao dịch.
Đáng chú ý, hôm nay có giao dịch Khối nội bán theo thỏa thuận cho Tổ chức nước ngoài thuộc nhóm cổ phiếu Ngân hàng (HDB, STB), SAB và SCS. Với hơn 19,7 triệu đơn vị cổ phiếu HDB (tương đương 463,5 tỷ đồng) và hơn 11,1 triệu đơn vị cổ phiếu STB (tương đương 315,2 tỷ đồng) được chuyển nhượng. Giao dịch này tương tự như giao dịch diễn ra trong phiên giao dịch ngày 8/7/2024.
Ngoài ra còn có giao dịch chuyển giao giữa các tổ chức nước ngoài trong nhóm ngân hàng (MBB, TCB, CTG, ACB, MSB) và nhóm vốn hóa lớn (MWG, PNJ). Các nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm vốn hóa nhỏ (TCM, TVS), HDB và KOS.
Tỷ lệ phân bổ dòng tiền giảm trong Ngân hàng, Bất động sản, Hóa chất, Bán lẻ, Sản xuất và Phân phối Điện, Kho bãi, Hậu cần và Bảo trì trong khi TĂNG trong Chứng khoán, Phần mềm, Thép, Thực phẩm, Xây dựng, Nông nghiệp & Nuôi trồng thủy sản, Hàng không, Thiết bị điện.
Chỉ tính riêng về khớp lệnh, tỷ lệ phân bổ dòng tiền tiếp tục tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.
Link nguồn: https://vneconomy.vn/khoi-ngoai-bat-ngo-gom-rong-hon-1-000-ty-chu-yeu-la-thoa-thuan.htm