Dòng tiền bắt đầu quay trở lại thị trường khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang đến gần với một số dự báo tích cực về lợi nhuận quý 2/2024. VN-Index vẫn còn do dự trong suốt phiên sáng, nhưng đến phiên chiều, dòng tiền đã đổ vào nhiều hơn, thúc đẩy chỉ số dần tiến về 1.300 điểm, đóng cửa ở mức 1.293, tăng 10,15 điểm.
Độ rộng thị trường cải thiện đáng kể với 295 mã tăng và 155 mã giảm. Sự luân chuyển diễn ra liên tục giữa các nhóm ngành. Hôm nay, bán lẻ, công nghệ thông tin và vận tải lần lượt điều chỉnh 1,31%/0,21% và 0,76%. Ngược lại, ngân hàng tăng 0,89%; chứng khoán tăng 1,63%; hóa chất tiếp tục tăng 2,57%; dầu khí tăng 1,24%; bất động sản tăng 1,24%. Vật liệu xây dựng tăng 0,73% nhưng Xây dựng tăng 2,55%.
Cùng với đó, các mã kéo chỉ số đứng đầu hôm nay bao gồm GVR kéo 1,48 điểm; VCB kéo 1,22 điểm; BID kéo 0,69 điểm; VPB kéo 0,67 điểm; ngoài ra còn có HDB, MBB, BCM, VIC. Ngược lại, FPT là mã kéo chỉ số tệ nhất với 0,75 điểm; HVN thổi bay thêm 0,57 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn tăng vọt lên mức mới gần 25.000 tỷ đồng, trong đó khối ngoại bán ròng 449,7 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh họ bán ròng 1.190,0 tỷ đồng.
Lệnh mua ròng của khối ngoại chủ yếu đến từ Xây dựng và Vật liệu, Hàng hóa & Dịch vụ công nghiệp. Các lệnh mua ròng lớn nhất của khối ngoại bao gồm: VPB, PC1, BID, GMD, SAB, GVR, KBC, HCM, GEX, DBC.
Nhóm bán ròng của khối ngoại là nhóm Công nghệ thông tin. Các nhóm bán ròng nhiều nhất của khối ngoại bao gồm: FPT, MSN, VRE, TCB, MWG, SSI, STB, FRT, DXG.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 438,9 tỷ đồng, trong đó mua ròng 1.213,4 tỷ đồng thông qua lệnh khớp. Riêng về lệnh khớp, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu ở ngành Công nghệ thông tin. Các mã mua ròng nhiều nhất của nhà đầu tư cá nhân tập trung vào: FPT, MSN, MWG, VRE, HPG, TCB, HVN, GAS, STB, SSI.
Phía bán ròng: họ bán ròng 5/18 ngành, chủ yếu là Dịch vụ tài chính, Hàng hóa & Dịch vụ công nghiệp. Các mã bán ròng nhiều nhất bao gồm: VPB, VNM, GMD, PC1, REE, VCI, GVR, CTG, VHM.
Khối tự doanh mua ròng 264,4 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch khớp lệnh mua ròng 271,4 tỷ đồng.
Riêng về lệnh khớp lệnh: Khối tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Công nghệ thông tin và Ngân hàng. Nhóm mua ròng khớp lệnh nhiều nhất của khối tự doanh hôm nay gồm FPT, VNM, MSN, TCB, VHM, VIC, STB, FUESSVFL, GMD, VCB. Nhóm bán ròng nhiều nhất là Điện, nước & xăng dầu. Nhóm bán ròng nhiều nhất gồm DBC, GAS, MWG, PC1, ACB, FUEVFVND, BMI, VIB, MSB, ELC.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 252,1 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch khớp lệnh bán ròng 294,7 tỷ đồng.
Xét riêng về giao dịch khớp lệnh: Khối nội bán ròng 12/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Nhóm bán ròng mạnh nhất là HPG, ANV, SSB, DPM, KBC, MSN, MBB, SAB, FPT, PPC. Giá trị mua ròng mạnh nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Nhóm mua ròng mạnh nhất là FUEVFVND, VCI, REE, VNM, NKG, E1VFVN30, GVR, CTG, HDG, VJC.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.822,3 tỷ đồng, giảm -33,9% so với phiên trước và đóng góp 7,3% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay, diễn ra giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu HDB và TNH, với hơn 23,7 triệu cổ phiếu HDB (tương đương 593 tỷ đồng) và hơn 4,6 triệu cổ phiếu TNH (tương đương 140,2 tỷ đồng) được nhà đầu tư cá nhân bán cho tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra, có hơn 1,4 triệu đơn vị (trị giá 88,4 tỷ đồng) được giao dịch giữa các tổ chức trong nước tại cổ phiếu SJS. Các cá nhân tiếp tục giao dịch ở các cổ phiếu vốn hóa lớn (MWG, VPB) và cổ phiếu vốn hóa trung bình (SJS, KOS, CTR, KDC).
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm trong các ngành Bất động sản, Thép, Thực phẩm, Hóa chất, Bán lẻ, Sản xuất và khai thác dầu khí, Dệt may trong khi tăng trong các ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Phần mềm, Xây dựng, Nông nghiệp & Thủy sản, Kho bãi, Hậu cần & Bảo trì, Sản xuất & Phân phối điện, Nhựa, Cao su & Sợi, Thiết bị điện.
Chỉ tính riêng về khớp lệnh, tỷ lệ phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và vốn hóa nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.
Link nguồn: https://vneconomy.vn/nha-dau-tu-ca-nhan-tiep-tuc-mua-rong-cuc-manh-hon-1-200-ty.htm