Tại sao các nước phát triển chưa phổ cập thanh toán bằng mã QR?
Kể từ khi Trung Quốc bước vào kỷ nguyên Internet, phương thức thanh toán khi mua sắm tại nước này đã thay đổi đáng kể.
Ngày nay, điện thoại thông minh đã thay thế ví tiền và trở thành vật dụng không thể thiếu của người dân Trung Quốc khi ra ngoài.
Thanh toán bằng mã QR cũng đã giúp người dân Trung Quốc giảm thiểu tần suất tiếp xúc giữa người với người trong đại dịch Covid-19.
Nhưng phương thức thanh toán này không phổ biến ở nước ngoài.
Nếu người Trung Quốc ra nước ngoài sẽ thấy nhiều nơi không áp dụng thanh toán bằng smartphone – và nghịch lý thay, đất nước càng phát triển thì họ lại càng từ chối loại hình thanh toán này.
Tại sao các nước phát triển không thích thanh toán bằng mã QR?
So với các nước phát triển, Internet ở Trung Quốc bắt đầu tương đối muộn nhưng tốc độ và kết quả tăng trưởng hiện tại ngang bằng với các nước trên – thậm chí còn vượt qua họ ở một số lĩnh vực.
Ví dụ: ngay trên điện thoại thông minh chúng ta đang sử dụng – nền tảng thương mại điện tử, nền tảng phát trực tiếp (live streaming) và thanh toán di động là những công nghệ cốt lõi.
Sự xuất hiện của họ đã làm thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân Trung Quốc.
Nếu như trước đây khi đi chơi, họ phải mang theo nhiều tiền lẻ để mua đồ ăn vặt thì giờ đây họ chỉ cần mang theo điện thoại thông minh để mua sắm bất kể đang ở đâu tại Trung Quốc.
Ngày nay, nhiều người Trung Quốc dù không biết chữ nhưng vẫn có thể sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán bằng mã QR khi mua hàng tạp hóa.
Vậy tại sao chỉ có người Trung Quốc thích thanh toán bằng mã QR còn các nước phát triển thì không? Vì họ chưa có công nghệ đó?
Tại sao người dân ở các quốc gia đó không quan tâm đến phương thức thanh toán bằng mã QR?
Thanh toán bằng mã QR “vô hình” ở các nước phát triển?
Thực tế không phải vì người dân ở các nước phát triển không thích phương thức thanh toán này.
Chỉ là hệ thống thanh toán khác nhau và khả năng chấp nhận những điều mới cũng sẽ khác nhau giữa các quốc gia.
Thứ nhất, là do các nước phát triển có những quy định rất nghiêm ngặt về Internet và không cho phép các công ty tài chính Internet tồn tại.
Các ngân hàng cũng không hào hứng tham gia hình thức thanh toán này. Như chúng ta biết, hầu hết các ngân hàng ở các nước phát triển đều thuộc sở hữu tư nhân và họ đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Thanh toán bằng mã QR sẽ gây tổn hại đến lợi ích của ngân hàng – tất nhiên sẽ nhận được rất ít sự hỗ trợ từ họ. Điều này dẫn đến khoản thanh toán này về cơ bản là “vô hình” ở những quốc gia đó.
Thứ hai là khái niệm về an toàn ở Trung Quốc và các nước phát triển khác. Nhiều người dân ở các nước phát triển tỏ ra hoài nghi và cảm thấy chưa đủ an tâm khi thanh toán bằng mã QR.
Đây là một trong những lý do khiến họ không sẵn sàng chấp nhận quét mã QR.
Cuối cùng, ngành thẻ tín dụng nước ngoài đang phát triển rất tốt. Mọi người đều sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán hóa đơn hàng tháng bằng thẻ tín dụng.
Phương pháp này tỏ ra thuận tiện như mã QR.
Người dân ở các nước phát triển sử dụng thẻ tín dụng giống như người Trung Quốc sử dụng mã QR và hầu hết các thẻ tín dụng đều tiện lợi như thanh toán bằng mã QR.
Kết luận
Sự phổ biến của thanh toán bằng mã QR ở Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến chính sách, thói quen tiêu dùng và đặc điểm thị trường thanh toán.
Ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu, việc xúc tiến thị trường khó khăn hơn và cần thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình an toàn cao hơn.
Link nguồn: https://cafef.vn/nguoi-trung-quoc-dam-me-thanh-toan-bang-ma-qr-vi-sao-nguoi-dan-cac-nuoc-phat-trien-lai-khong-188231113155406836.chn