Iran đang bắt tay vào một dự án đầu tư trị giá 70 tỷ đô la để cố gắng ngăn chặn sự sụt giảm mạnh về sản lượng từ mỏ khí đốt chính South Pars của nước này. Theo OilPrice, nếu không đạt được mục tiêu này, sản lượng xăng tại nhà máy ngưng tụ khí đốt tự nhiên Persian Gulf Star sẽ giảm 40 phần trăm và chi phí hóa dầu tăng thêm 12 tỷ đô la mỗi năm.
Hiện tại, mỏ dầu khí South Pars có diện tích 3.700 km2 và chứa trữ lượng khí đốt ước tính là 14,2 nghìn tỷ mét khối với 18 tỷ thùng ngưng tụ. Theo Massoud Hassani, Tổng giám đốc điều hành của South Pars Gas Mix Company, mỏ này hiện mang lại cho Iran khoảng 56 tỷ đô la một năm, với doanh thu hàng ngày đạt 155 triệu đô la.
Trên thực tế, sản lượng khí đốt từ mỏ South Pars là lớn nhất thế giới, chiếm gần 80% tổng sản lượng của Iran, do đó việc khôi phục sản lượng và tránh suy giảm thêm là rất quan trọng.
Theo chuyên gia năng lượng Simon Watkins của OilPrice, Nga sẽ giúp khôi phục và phát triển khu mỏ. Theo đó, tình hình khốn khổ của mỏ than khỉ đốt lớn nhất thế giới này dự kiến sẽ được các chuyên gia từ Nga khắc phục, vì họ có công nghệ và kinh nghiệm.
Watkins cho biết thêm rằng việc lựa chọn các đối tác mới tuân theo một mô hình đơn giản – khi cần thiết, ngoài mức độ phát triển công nghệ, công việc đó phải được chi trả từ các nguồn quỹ ngoài ngân sách, thì các công ty Trung Quốc sẽ được chọn, còn nếu nguồn tài trợ đến từ ngân sách nhà nước, thì Nga sẽ được chọn.
Về công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí của Nga, theo Research Gate, các công nghệ này dựa trên dữ liệu địa lý lớn và số hóa toàn diện, đảm bảo các quy trình sản xuất liên tục được kiểm soát chặt chẽ bởi con người, công nghệ và môi trường thông qua các tiêu chí dự đoán và xử lý theo chu kỳ. Mô hình hiện đại hóa kỹ thuật số dầu khí của Nga có tiềm năng tăng hiệu quả lên 30% – 40% tại các mỏ dầu và 75% – 80% tại các mỏ khí, đồng thời giảm đáng kể chi phí với cơ sở hạ tầng hiện có.
Công nghệ bao gồm công nghệ ngầm và công nghệ bề mặt (giếng và cơ sở hạ tầng sản xuất), hệ thống giám sát sản xuất theo thời gian thực, mô hình tích hợp của các trung tâm quản lý sản xuất khí và hệ thống điều khiển thông minh cho các giếng và mạng lưới thu gom khí. Tất cả đều dựa trên các giải pháp không dây và ổn định, sử dụng điều khiển thông minh các đối tượng dữ liệu địa chất và thực địa để đạt được mục tiêu quản lý tối ưu.
Đối với Trung Quốc, công nghệ thăm dò mới sử dụng công nghệ khoan giếng tự động siêu sâu hàng đầu thế giới kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán thông minh để phát triển mô hình địa chất ba chiều có độ phân giải cao. Từ đó, các kỹ sư sẽ thu thập thông tin địa chất bao gồm cấu trúc, tính chất và thành phần của đá.
Cùng với đó, công nghệ AI giúp trích xuất dữ liệu cốt lõi từ các độ sâu khác nhau để phân tích và thử nghiệm. Thông tin được truyền đến hệ thống phân tích trung tâm để giúp các kỹ sư điều chỉnh dự đoán và đưa ra hướng đi tiếp theo cho các dự án thăm dò khoáng sản.
Link nguồn: https://cafef.vn/mo-khi-dem-lai-56-ty-usd-nam-lon-nhat-the-gioi-gap-su-co-nuoc-so-huu-phai-nho-cong-nghe-nuoc-ngoai-xu-ly-cong-nghe-nga-va-trung-quoc-lot-tam-ngam-188240822164043503.chn