Từ trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) để phân tích dữ liệu đến việc sử dụng thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và internet vạn vật (IoT) để tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa mới và sáng tạo cho ngành bán lẻ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML)
Với trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML), những công nghệ này đang được áp dụng để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và kiểm soát hàng tồn kho một cách thông minh. Từ đó, các nhà bán lẻ có thể dự đoán chính xác nhu cầu của khách hàng, đồng thời tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm với các đề xuất sản phẩm và khuyến mãi cá nhân hoá.
Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR)
Tiếp theo, Thực tế tăng cường (AR) và Thực tế ảo (VR) đang mở ra một kỷ nguyên mới cho trải nghiệm mua sắm khi người tiêu dùng có thể thử sản phẩm mà không cần phải có mặt tại cửa hàng. Thế giới ảo và thực giờ đây gắn kết chặt chẽ, mang đến những trải nghiệm mua sắm sống động và hấp dẫn.
Internet vạn vật (IoT)
Khi nói đến Internet vạn vật (IoT), chúng ta không thể bỏ qua sức mạnh của nó trong việc tạo nên một hệ thống bán lẻ thông minh, từ việc theo dõi sản phẩm đến tối ưu hóa quy trình vận hành. IoT giúp cho việc quản lý hàng tồn kho và hậu cần trở nên hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Robot và phương tiện tự hành
Sự xuất hiện của robot và phương tiện tự hành trong việc giao hàng tự động cũng là một bước tiến lớn, giúp tăng cường tốc độ, hiệu quả và tiện lợi cho người tiêu dùng. Hình thức giao hàng này không chỉ giảm thiểu thời gian chờ đợi cho khách hàng mà còn góp phần giảm áp lực cho nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ.
Bán hàng đa kênh
Việc phát triển kênh bán hàng đa dạng, từ online đến offline – hay còn gọi là omnichannel – đang ngày càng trở nên quan trọng. Điều này không chỉ giúp ngành bán lẻ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà còn tạo điều kiện để họ có được trải nghiệm mua sắm liền mạch, từ bất kỳ điểm chạm nào.
Thanh toán không tiền mặt
Thanh toán không tiền mặt trở thành xu hướng mới hậu đại dịch, giúp người mua hàng và người bán hàng tiết kiệm thời gian và công sức so với việc giao dịch bằng tiền mặt. Khách hàng không cần mang theo tiền mặt và có thể thanh toán dễ dàng và nhanh chóng chỉ bằng một cái chạm hoặc click chuột.
Các nhà bán lẻ đang chuyển sang thanh toán không tiền mặt như thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển khoản, thanh toán qua ứng dụng thanh toán như Viettel Money, quét mã QR… để mang lại trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và tăng cường cho khách hàng. Điều này cũng giúp các nhà bán lẻ hiểu được các mẫu chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó giúp họ xây dựng các chiến lược kinh doanh.
Hiện nay, để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, hệ sinh thái tài chính Viettel Money bắt tay các đối tác lớn, “lên kệ” ngàn voucher ưu đãi độc quyền với các đối tác trong nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, ẩm thực, gọi xe… Chỉ cần đổi từ 1 điểm Viettel++, người dùng đã có thể nhận voucher ưu đãi đa ngành hàng: Ưu đãi thanh toán điện nước, Ưu đãi data,…
Với những bước tiến không ngừng trong công nghệ, ngành bán lẻ đang đứng trước cơ hội để biến đổi và phát huy tiềm năng to lớn của mình. Những công nghệ này đang giúp cho ngành bán lẻ định nghĩa lại cách mà chúng ta mua sắm, đồng thời tạo nên những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số.
Link nguồn: https://cafef.vn/kham-pha-nhung-cong-nghe-dinh-hinh-tuong-lai-nganh-ban-le-188240318095904984.chn