Tại công trường thử nghiệm ở lưu vực Tam Môn Hiệp thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), khi đội kỹ sư vừa khoan 10m xuống để kiểm tra địa tầng, lập tức một loại nước màu đen phun trào. Sau đó, mọi hoạt động tại công trường lập tức được dừng lại một thời gian ngắn để Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên vào cuộc. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia xác nhận đây chính là dầu mỏ.
Đáng chú ý, tại lỗ khoan sau 10m, 17,13 tấn dầu liên tục trào lên trong vòng 24h, không chứa nước và là một loại dầu nhẹ nên việc tinh chế tương đối dễ dàng. Sau khi nghiên cứu kỹ hơn, chuyên gia xác nhận tại khu vực lưu vực Tam Môn Hiệp, Hà Nam (Trung Quốc) đang có trữ lượng dầu thô lên tới 107 triệu tấn.
Đặc biệt, mỏ dầu có nền tảng để xây dựng cơ sở tài nguyên dầu khí mới, chính vì vậy, phát hiện này là một cột mốc quan trọng trong cuộc khảo sát dầu khí kéo dài 50 năm được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Chủ tịch điều hành của Hiệp hội Cải cách Quảng Đông, Peng Peng cho biết, mỏ dầu này chiếm gần 1/3 tổng sản lượng dầu khí hiện tại của Trung Quốc, đây là trữ lượng đáng kể và khiến mỏ dầu này trở thành một phát hiện quan trọng, vì quốc gia này đang phụ thuộc nhiều vào dầu thô ở nước ngoài.
Dầu thô là dầu mỏ chưa tinh chế được chiết xuất trực tiếp từ lòng đất và được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp liên quan đến may mặc, hóa chất, y học, hàng không vũ trụ… Mặc dù sản lượng dầu thô của Trung Quốc tương đối lớn trên bình diện toàn cầu, nhưng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên này vẫn rất cao do là nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
Để phát hiện ra kho báu lớn nay, Trung Quốc đã phải sử dụng “công nghệ thăm dò tài nguyên khoáng sản sâu” gồm hàng chục bộ hệ thống thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đây là công nghệ tối tân, hiện đại nhất mà Trung Quốc đang sử dụng trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Việc phát triển thiết bị phát hiện tài nguyên sâu dưới lòng đất luôn cần độ chính xác, độ phân giải và khả năng chống nhiễu cao. Công nghệ thăm dò tài nguyên khoáng sản sâu gồm hàng chục bộ hệ thống thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo này đã vượt xa một số công nghệ cốt lõi như cảm biến điện từ có độ nhạy cao, công nghệ phát hiện địa chấn, công nghệ phát hiện trọng lực có độ chính xác cao.
Để khai thác kho báu dầu khí, Trung Quốc đã phát triển một cỗ máy nặng 2.000 tấn để khoan kho báu dầu khí nằm sâu dưới lòng đất. Cỗ máy này sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm. Máy khoan này không chỉ phá bỏ các tầng đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ kho báu tài nguyên.
So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.
Vì điều kiện địa chất tại khu vực có kho báu này rất phức tạp, việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn và công nghệ. Cùng với đó, việc phát triển và sử dụng tài nguyên đòi hỏi phải bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để đảm bảo sử dụng tài nguyên lâu dài và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để vượt qua những thách thức này, Trung Quốc cần thực hiện một loạt biện pháp. Đầu tiên, Trung Quốc tăng cường nghiên cứu, thăm dò khoa học về kho báu này, đồng thời, tìm hiểu sâu hơn về sự phân bố và trữ lượng tài nguyên. Sau đó, Trung Quốc tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo sử dụng lâu dài tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Link nguồn: https://cafef.vn/cong-truong-dot-ngot-dung-hoat-dong-vi-phat-hien-dung-dich-den-la-phun-trao-lien-tuc-24h-kho-bau-khung-lo-dien-nho-cong-nghe-cao-188240227135813917.chn