Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với nhiều khó khăn từ suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới áp lực của những biến động thị trường và gián đoạn chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với những khó khăn trong cơn bão suy thoái kinh tế
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 90% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát. Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, việc nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng hóa trở nên khó khăn hơn, như tình trạng thiếu hụt hàng hóa, chậm trễ trong giao hàng và giá nguyên vật liệu tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu tiêu dùng và biến động giá cả đã khiến việc dự đoán xu hướng và lập kế hoạch kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp với quản lý tài chính kém hiệu quả và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi giá rẻ đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào khủng hoảng.
Thách thức lớn nhất là áp lực từ chi phí đầu vào tăng cao trong khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Các doanh nghiệp đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: không thể tăng giá sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận, nhưng cũng không thể gánh chịu chi phí phát sinh.
Áp lực tài chính này càng gia tăng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thay đổi, bao gồm nhiều loại thuế và phí, trong đó có thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, phí tái chế, phí xử lý chất thải, cũng như chi phí liên quan đến trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính và phí phát thải, khiến việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG CHUNG TAY HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SME
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Nhà nước và các ngân hàng đang triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng loạt chính sách, hướng dẫn đã được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí, tăng khả năng tiếp cận vốn.
Không chỉ từ Nhà nước, nhiều ngân hàng cũng ưu tiên tung ra các gói dịch vụ ưu đãi nhằm hạn chế áp lực từ chi phí hoạt động tại doanh nghiệp, một trong số đó là Efee – gói chuyển tiền quốc tế với mức ưu đãi lên đến 90% phí từ Eximbank.
Thông qua Efee, khách hàng có thể linh hoạt lựa chọn 2 loại gói phí theo Khối lượng giao dịch và Số lượng giao dịch, hoặc mua nhiều gói phí cùng lúc. Đặc biệt, khách hàng sẽ được miễn 5 lệnh kiểm tra, điều chỉnh hoặc hủy lệnh chuyển tiền trên mỗi gói phí. Đối với khách hàng là doanh nghiệp SME mới, sẽ có mức giá thanh toán giao dịch ưu đãi chỉ 1 USD/1 giao dịch bao gồm phí chuyển tiền và phí điện không giới hạn, theo điều kiện của chương trình đã ban hành.
Với những ưu đãi vượt trội chỉ có tại gói phí chuyển tiền quốc tế Efee, Eximbank hy vọng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp SME tiết kiệm chi phí, mở ra cơ hội đạt được thành công bền vững trong tương lai.
Link nguồn: https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-sme-kho-chong-kho-dau-la-giai-phap.htm