Tuy nhiên, tại thời điểm này, thị trường livestream trong nước cũng như tại các thị trường lớn như Anh, Mỹ đã bão hòa. Các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc đang tìm kiếm nhân viên có thể nói các ngôn ngữ khác để mở rộng thị trường kinh doanh.
Các phòng bán hàng phát trực tiếp của một công ty trông giống như nhiều không gian bán hàng của những người phát trực tiếp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây, mỗi nhân viên đang nói một ngôn ngữ khác nhau. Từ tiếng Nga, tiếng Pháp đến tiếng Tây Ban Nha…
Chị Lyu Chenqian – Nhân viên kinh doanh livestream: “Ban đầu, tôi khá lo lắng khi bắt đầu livestream, nhưng sau một thời gian thì tôi thích công việc này. Là người học ngoại ngữ nên thường xuyên nói chuyện với khách hàng cũng rất thú vị”.
Sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế chống dịch, thương mại quốc tế bùng nổ. Nhu cầu tuyển dụng lao động có ngoại ngữ để phát trực tiếp đang tăng mạnh tại quốc gia này. Công ty của cô Ling đang có cuộc gặp với một trường ngôn ngữ địa phương để tìm nhân viên nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh tại các thị trường mới.
Bà Liu Ling – Công ty phụ kiện thời trang, Chiết Giang, Trung Quốc: “Trước đây, chúng tôi tập trung vào thị trường Anh và Mỹ, nhưng sau đó hai thị trường này trở nên bão hòa, ngày càng có nhiều người nói tiếng Anh phát trực tiếp. Chúng tôi xem xét nhu cầu và bắt đầu mở rộng thị trường Tây Ban Nha. Hiện tại chúng tôi có 6 tài khoản bán hàng bằng tiếng Tây Ban Nha.”
Cô Cao Jingjing – Khoa Ngoại ngữ, Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Nghĩa Ô, Trung Quốc: “Ngoài tiếng Anh, không có nhiều sinh viên tài năng có thể nói các ngôn ngữ khác. Chúng tôi đang đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để sinh viên giỏi là ưu tiên tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng hiện nay có xu hướng tích cực”.
Thống kê cho thấy, trong tuần đầu tiên của tháng 3, hơn 700.000 khách hàng nước ngoài đã xem các chương trình phát trực tiếp của các công ty Trung Quốc trên nền tảng thương mại điện tử.
Vào năm 2022, các chương trình phát trực tiếp bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh đã tăng 166% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu cao đối với các streamer nói tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và thậm chí cả tiếng Ả Rập. trên thị trường lao động ở Trung Quốc vào thời điểm này.
Link nguồn: https://cafef.vn/bung-no-nhu-cau-nhan-su-livestream-da-ngon-ngu-tai-trung-quoc-20230312114509895.chn